+Aa-
    Zalo

    Thị dân Trung Quốc tìm về làng quê

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Nhật báo Les Echos có bài viết nói về một hiện tượng mới trong xã hội Trung Quốc: đó là làng quê hiện đang rất thu hút du khách thành thị.

    (ĐSPL) - Nhật báo Les Echos có bài viết nói về một hiện tượng mới trong xã hội Trung Quốc: đó là làng quê hiện đang rất thu hút du khách thành thị.
    Thị dân Trung Quốc tìm về làng quê

    Một ngôi làng nhỏ đang thu hút du khách ở Trung Quốc

    Nếu như thế hệ cha mẹ tìm cách ra đi lên thành phố để kiếm sống thì giờ đây họ lại thấy nhớ cảnh bình yên của nông thôn, thèm được hít bầu khí trong lành và khám phá lại những nét đặc trưng truyền thống của Trung Quốc.
    Theo Les Echos, ban đầu, một chương trình truyền hình thực tế mang tên “Bố ơi, chúng ta sẽ đi đâu” được quay tại nông thôn Trung Quốc và khi công chiếu trên truyền hình vào cuối năm 2013 đã gặt hái được nhiều thành công. Công chúng bắt đầu yêu mến làng quê và các địa danh trong chương trình bắt đầu thu hút hàng triệu du khách.
    Kịch bản của chương trình huy động các ông bố trẻ, là ngôi sao màn bạc dắt con cái về quê sinh sống. Mục tiêu là trắc nghiệm năng lực chống chọi với môi trường khắc nghiệt và khả năng sinh tồn. Chương trình đề cao các giá trị như sự tương trợ và khả năng xoay sở.
    Tại một ngôi làng cách Bắc Kinh chừng 120 km về phía Tây, nơi diễn ra số đầu tiên của chương trình truyền hình thực tế, người dân đã bắt đầu chuẩn bị để đón một lượng du khách lớn đến từ thủ đô Bắc Kinh. Một người dân trạc tứ tuần mở quán bán cháo, thức uống lạnh… Bà muốn cám ơn chương trình đã mang du khách đến vùng quê hẻo lánh của bà và cuộc sống bà đang dần thay đổi nhờ vào hoạt động buôn bán. Bà cho biết, đa số dân chúng tại đây đã bỏ xứ lên thành phố làm ăn. Một người hàng xóm của bà khoe mở một nhà nghỉ cho du khách. Công việc có vẻ trôi chảy. Một người dân cho biết, trước đây, họ phải bỏ lên Bắc Kinh kiếm sống. Ngày nay, họ về lại làng quê để sinh sống.
    Les Echos đặt câu hỏi: Phải chăng đây là hiện tượng xã hội?
    Bằng chứng là, ngôi làng bên cạnh cũng đón rất nhiều du khách hàng tuần. Ngoài lý do là sự thành công của chương trình truyền hình còn là sự thay đổi cái nhìn về nông thôn. Một số phụ huynh dắt con em về quê để cho con cái thấy cuộc sống khó khăn thế nào. Một số tìm lại thời ấu thơ của họ. Chính phủ xem trào lưu này là sự quay về cội nguồn. Do đó, chính quyền trung ương đã chi 1,2 tỷ euro cho việc trùng tu 1500 ngôi làng ở Trung Quốc.
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/thi-dan-trung-quoc-tim-ve-lang-que-a44699.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Du khách đua nhau hủy tour du lịch Trung Quốc

    Du khách đua nhau hủy tour du lịch Trung Quốc

    (ĐSPL) – Một số công ty du lịch cho biết, sau những hành vi ngang ngược của Trung Quốc trên biển Đông, số du khách Việt đặt tour đi Trung Quốc giảm đi đáng kể, nhiều người hủy tour, chấp nhận mất tiền đặt cọc.

    Khu du lịch hồ mây- vẻ đẹp chốn bồng lai

    Khu du lịch hồ mây- vẻ đẹp chốn bồng lai

    Du khách biết đến Vũng Tàu không chỉ là những bờ cát dài với bãi tắm sạch và cảnh biển nên thơ… Giờ đây, đến với Vũng Tàu quý khách có thêm một sức hút mới đến từ KDL Hồ