(ĐSPL) – 2 tiếng sau khi ăn xong miếng bánh trung thu, chị Phan Thị S. (40 tuổi) cùng con gái 20 tháng tuổi ở huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) đều xuất hiện dấu hiệu buồn nôn, lên cơn sốt.
Theo đó, vào lúc 9h ngày 26/9, chị Phan Thị S., trú thôn Bắc Văn, xã Thạch Văn, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) mở hộp bánh trung thu và cho con gái là Nguyễn Khánh N. (20 tháng tuổi) cùng ăn.
Đến khoảng 11h cùng ngày, bé N. bỗng nhiên đau bụng dữ dội, lên cơn sốt và đi ngoài. Chị S. sau đó cũng có biểu hiện tương tự. Hai mẹ con đã đến trạm xá xã truyền dịch và bé N. được đưa đến khám tại Phòng khám tư nhân của bác sỹ Nguyễn Thị Liên, Phó khoa Nhi, BV Đa khoa Hà Tĩnh vào buổi chiều cùng ngày.
Bác sỹ này cho biết, bệnh nhân bị nhiễm khuẩn, ngộ độc thực phẩm tuy nhiên không kết luận do bánh trung thu. Còn chị S. khẳng định, trước đó, bé N. chỉ ăn cháo vào bữa sáng như thường ngày và đến giữa buổi ăn bánh trung thu.
Thêm 1 vụ việc khác xảy ra vào khoảng 9h sáng ngày 25/9, tại xóm Hội Trung, xã Đức Liên, huyện Vũ Quang, Hà Tĩnh. Lúc này, bà Đặng Thị Đ. (69 tuổi) cùng mẹ chồng ăn bánh trung thu do cháu ngoại mang đến biếu.Trước đó, cũng vào ngày 26/9, chị H. trú phường Nam Hà, TP Hà Tĩnh có dấu hiệu tê lưỡi, đau bụng, nôn mửa và nổi mẩn đỏ gây ngứa khắp người sau khi ăn bánh trung thu nhãn hiệu K.Đ loại bánh nướng nhân 3 trứng. Chị H. không đến bệnh viện mà tự truyền dịch ở nhà.Được biết, loại bánh trung thu mà mẹ con chị S. sử dụng là bánh dẻo đậu xanh, nhãn hiệu K.Đ được con gái lớn gửi về từ Hà Nội.
Sau đó khoảng 15 phút, bà Đ. và mẹ chồng là cụ Lê Thị T. (95 tuổi) có dấu hiệu bị tê lưỡi. Bà Đ. khó thở và nôn ói nên đã được đưa người thân gọi bác sỹ truyền dịch ở nhà, đến tối cùng ngày do không thuyên giảm nên được đi cấp cứu tại Phòng khám đa khoa khu vực Đức Lĩnh, BV Vũ Quang. Tại đây, bà này được truyền dịch, tiến hành cấp cứu, 20 phút sau, sức khỏe bệnh nhân chuyển biến phức tập. Hiện, bệnh nhân vẫn đang được tích cực điều trị và đã qua cơn nguy kịch.
Riêng cụ T., mẹ chồng bà Đ. ăn ít hơn, có tê lưỡi nhẹ và không có nhiều biểu hiện khác nên người nhà chủ quan không đưa đi cấp cứu. Đến sáng ngày 26/9, do đau bụng, cụ bà được người nhà gọi y tế thôn kiểm tra. Đến 8h cùng ngày, cụ có đỡ sau khi uống thuốc nhưng đến 9h tiếp tục có biểu hiện tức ngực, khó thở, nôn ói và đã không qua khỏi tại nhà riêng.
Được biết, cụ T. có tiền sử cao huyết áp. Qua khám nghiệm tử thi cho thấy, cụ bà 95 tuổi tử vong do cao huyết áp, nhồi máu cơ tim.
Trước vấn đề này, ông Nguyễn Trường Sinh, Phó Chi cục trưởng Chi cục VSATTP tỉnh Hà Tĩnh cho biết: "Về trường hợp bà Đặng Thị Đ. ngộ độc do ăn bánh trung thu, hiện chúng tôi đang phối hợp với Chi cục VSATTP tỉnh Thái Bình kiểm tra cơ sở có mẫu bánh dẻo nhân đậu xanh hiệu T.Đ., địa chỉ tại khối 6, đường 39A, Đông Hưng (Thái Bình). Còn về việc kiểm tra các cơ sở kinh doanh trên địa bàn tỉnh, chúng tôi vẫn thường xuyên tiến hành".
Trước đó, vào ngày 16/9, Phòng Cảnh sát Môi trường Công an tỉnh Hà Tĩnh cùng Đội Quản lý thị trường số 1 khi đi kiểm tra đã phát hiện 38 thùng hàng trong đó 3000 hộp bánh trung thu không có hóa đơn chứng từ cũng như hồ sơ và điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Số bánh trung thu nói trên do Công ty AFC Việt Nam có địa chỉ tại số 4, Hàm Rồng, Ngọc Lâm, Long Biên (Hà Nội) sản xuất.
Thông tin cho biết, hạn sử dụng ghi bên ngoài vỏ hôp và bên trong sản phẩm không trùng khớp với nhau; trong bao bì từng sản phẩm không ghi rõ nguồn gốc xuất xứ, không có số hiệu truy xuất nguồn gốc.
Chủ cơ sở kinh doanh nói trên là nói trên là bà Nguyễn Thị Bèo (SN 1969), trú tại khối phố 8, phường Nam Hà, TP Hà Tĩnh. Đấu tranh khai thác tại chỗ, bà Bèo thừa nhận số hàng hóa vi phạm trên được mua từ một cơ sở ở Hà Nội về để bán trong đợt trung thu.
THÚY NGA – BẢO KHÁNH
[mecloud]EdE8TN3Ylc[/mecloud]