+Aa-
    Zalo

    Thẻ Căn cước khác gì với Căn cước công dân?

    (ĐS&PL) - Ngoài tên gọi, thẻ Căn cước còn có một số thay đổi so với thẻ Căn cước công dân.

    Ngày 27/11/2023, Quốc hội thông qua Luật Căn cước số 26/2023/QH15, chính thức đổi tên giấy tờ tùy thân là thẻ Căn cước công dân thành thẻ Căn cước và được áp dụng từ ngày 1/7/2024. Ngoài việc đổi tên gọi, trên thẻ Căn cước còn có một số thay đổi so với thẻ Căn cước công dân.

    Thẻ Căn cước công dânThẻ Căn cước

    Quê quán lấy theo quê quán của cha/mẹ. 

    Thông tin quê quán lấy theo lời khai, chưa có quy trình để xác định xem quê quán đó có chính xác hay không.

    Nơi đăng ký khai sinh 

    Thông tin nơi đăng ký khai sinh lấy theo giấy khai sinh, có độ chính xác cao.

    Nơi thường trú 

    Công dân bắt buộc phải có thông tin về nơi đăng ký thường trú mới được cấp thẻ Căn cước công dân.

    Nơi cư trú 

    Theo Luật Cư trú, nơi cư trú của công dân bao gồm nơi thường trú hoặc nơi tạm trú. Nếu không xác định được nơi thường trú, nơi tạm trú thì nơi cư trú của công dân chính là nơi ở hiện tại 

    Như vậy, công dân không có đủ điều kiện đăng ký thường trú, chỉ đăng ký tạm trú vẫn được cấp thẻ Căn cước. 

    Tất cả người dân đều sẽ đủ điều kiện cấp thẻ Căn cước, được bảo đảm quyền lợi khi có giấy tờ tùy thân để thực hiện thủ tục hành chính, giao dịch dân sự theo nhu cầu.

    In hình ảnh ngón trỏ trái, ngón trỏ phải và mô tả đặc điểm nhận dạng ở mặt sau của thẻ.Thông tin về vân tay, đặc điểm nhận dạng sẽ không được thể hiện trên bề mặt của thẻ Căn cước mà được quản lý trong bộ phận lưu trữ thông tin được mã hóa của thẻ.
    Không cóBổ sung thêm những thông tin như thông tin mống mắt, ADN, giọng nói; nghề nghiệp (ngoại trừ của quân đội, công an), thông tin liên quan đến người thân bao gồm cha mẹ, vợ chồng, người đại diện, người được đại diện.

    Ngoài ra, đã chính thức quy định các loại giấy tờ tích hợp vào thẻ Căn cước so với thẻ Căn cước công dân, bao gồm hộ chiếu, đăng ký xe, giấy phép lái xe, thẻ bảo hiểm y tế, sổ bảo hiểm xã hội…

    Thẻ Căn cước có một số thay đổi so với thẻ Căn cước công dân. Ảnh minh họa

    Thẻ Căn cước có một số thay đổi so với thẻ Căn cước công dân. Ảnh minh họa

    Có thể thấy, sự khác biệt giữa thẻ Căn cước với thẻ Căn cước công dân đem đến nhiều quyền lợi hơn cho người dân, có thể kể tới một số điểm nổi bật như:

    - Bao quát được nhiều thông tin của công dân hơn so với thẻ Căn cước công dân đang sử dụng.

    - Thuận tiện cho người dân khi sử dụng thông tin trong thẻ Căn cước.

    - Bao gồm nhiều thông tin mang tính cá biệt, đặc trưng của người dân, nhờ đó dễ dàng phân biệt người này với người kia.

    - Vẫn giữ mã QR, tích hợp nhiều thông tin của công dân và nhiều loại giấy tờ giúp người dân không phải đem theo quá nhiều giấy tờ khi thực hiện các thủ tục hành chính, đồng thời tiết kiệm được thời gian, tiền bạc, công sức… để bảo quản, sử dụng các loại giấy tờ khác.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/the-can-cuoc-khac-gi-voi-can-cuoc-cong-dan-a496732.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Thẻ căn cước tích hợp ADN như thế nào?

    Thẻ căn cước tích hợp ADN như thế nào?

    Thông tin sinh trắc học về ADN dùng để tích hợp vào Cơ sở dữ liệu căn cước gồm một phần rất nhỏ của ADN, chủ yếu được sử dụng trong định danh, truy nguyên cá thể.