+Aa-
    Zalo

    Thanh Hóa: Dự án xử lý khẩn cấp đê tả sông Chu dùng đất thải, bùn ruộng để đắp đê?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Nhiều người dân đang rất lo lắng và phản ánh việc dự án xử lý khẩn cấp đê tả sông Chu đoạn K25 đến K34+100 (Thiệu Hóa, Thanh Hóa) trong khi thi công đã dùng đất thải làm

    Nhiều người dân đang rất lo lắng và phản ánh việc, đơn vị thi công đã dùng đất thải làm vật liệu san lấp, đắp đê tại dự án xử lý khẩn cấp đê tả sông Chu đoạn K25 đến K34+100 (Thiệu Hóa, Thanh Hóa).

    Theo phản ánh của nhiều người dân về việc tuyến đê sông Chu huyện Thiệu Hóa, Thanh Hóa đang trong thời gian thi công nhưng không rõ thế nào đơn vị thi công lại dùng đất cát dư thừa, đất bùn làm vật liệu đắp đê.

    Phóng viên đã có mặt ghi nhận thực tế tại hiện trường, cho thấy: những gì người dân phản ánh là có cơ sở vì dọc tuyến đê đoạn qua xã Thiệu Phúc nhiều vị trí chỉ toàn đất bùn kết thành cục, những chỗ đã lu lèn nhưng do mưa xói mòn để lộ ra bên dưới toàn đất thải như đất tạp lẫn cát, đất ruộng.

    Ông Nguyễn Văn N., sống tại thôn 2, xã Thiệu Phúc cho biết: Dọc sông Chu chân đê rất yếu, mỗi khi mùa mưa bão nước dưng cao, chảy xiết người dân chúng rất lo lắng, nhiều đoạn đã sụt lún may sao năm nay nhà nước quan tâm sửa chữa lại nhưng người dân chúng tôi cũng không hiểu sao lại dùng đất tạp nham để làm, nhiểu chỗ có cả đất bùn, cứ thế những người thi công họ cho xe lu tới lui là xong.

    Được biết, Dự án xử lý khẩn cấp đê tả sông Chu (Thiệu Hóa, Thanh Hóa) đoạn K25 đến K34+100 kéo dài hơn 9km, được triển khai thi công từ ngày 10/02/2019, dự kiến hoàn thành vào 15/12/2019. Dự án có mức đầu tư 37 tỷ do Ban quản lý dự án Đầu tư Xây dựng các công trình Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thanh Hóa làm chủ đầu tư.

    Ông Nguyễn Văn Nam, Giám đốc Ban quản lý dự án Đầu tư Xây dựng các công trình Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thanh Hóa cho biết: Mấy ngày trước, đơn vị  có nhận được phản ánh của Báo chí, phía Ban đã cho anh em kiểm tra đúng là có sự việc như thế.

    “Đúng như thông tin Báo chí phản ánh nhưng không phải là đất bùn, đất ruộng, trong khi múc, gạt nền đê đơn vị thi công để tạm như thế, còn việc đơn vị thi công đã san ra cho lu lèn thì phải kiểm tra lại”, ông Nam nói.

    Một số hình ảnh tại dự án xử lý khẩn cấp đê tả sông Chu (đoạn qua xã Thiệu Phúc).

    Dự án có chiều dài hơn 9km, do Ban quản lý dự án Đầu tư Xây dựng các công trình Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thanh Hóa làm chủ đầu tư.

    Tuy nhiên trong quá trình triển khai, người dân phát hiện đơn vị thi công đã dùng đất thải để làm nền và đắp đê.

    Đất phần lớn hỗn độn, tạp nham.

    Mưa làm lộ nền đất - phần lớn là đất pha cát tạp.

    Nhiều chỗ là đất bùn ruộng.

    Đất tạp, đá vụn cũng được dùng để san, đắp đê.

    Sau khi có thông tin phản ánh, chủ đầu tư là Ban quản lý dự án Đầu tư Xây dựng các công trình Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thanh Hóa cũng đã cho người kiểm tra và xác nhận có sự việc trên.

    Báo Đời sống & Pháp luật tiếp tục thông tin sự việc này.

    Lê Hoài An

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/thanh-hoa-du-an-xu-ly-khan-cap-de-ta-song-chu-dung-dat-thai-bun-ruong-de-dap-de-a278301.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan