+Aa-
    Zalo

    Thái Nguyên: Kiên quyết xử lý các cơ sở sản xuất không đảm bảo quy định

    (ĐS&PL) - Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên Trịnh Việt Hùng vừa có yêu cầu các địa phương, ngành chức năng thực hiện kiểm tra, rà soát ngay các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhà xưởng thuộc địa bàn quản lý nằm ngoài các khu công nghiệp, cụm công nghiệp.

    Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên cho biết, thời gian qua, việc tăng cường quản lý đầu tư, hình thành các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh theo quy hoạch đã được các cấp, các ngành, địa phương quan tâm triển khai thực hiện và có những bước phát triển rõ rệt, tạo điều kiện thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tạo thuận lợi trong công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực đất đai, đầu tư, xây dựng, bảo vệ môi trường cũng như bảo đảm quyền, lợi ích trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, nhà đầu tư.

    Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên vẫn còn một số cơ sở sản xuất, kinh doanh nằm ngoài các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, mất an toàn vệ sinh thực phẩm, ảnh hưởng an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ..., gây tác động xấu đến cộng đồng dân cư và khó khăn trong công tác quản lý, kiểm soát hoạt động sản xuất, kinh doanh, không phù hợp với quy hoạch phát triển đô thị và các quy hoạch liên quan.

    kien quyet xu ly cac co so san xuat khong dam bao quy dinh
    Ảnh minh hoạ

    Để kịp thời khắc phục tình trạng trên, đồng thời tăng cường, nâng cao công tác quản lý đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh nằm ngoài các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên đã yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, Thủ trưởng các sở, ban, ngành liên quan chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương, Công an tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trưởng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Y tế, Cục Quản lý thị trưởng và các sở, ngành, đơn vị liên quan thực hiện kiểm tra, rà soát ngay các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhà xưởng thuộc địa bàn quản lý nằm ngoài các khu công nghiệp, cụm công nghiệp (trong đó lưu ý kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về quy hoạch xây dựng quy hoạch đô thị, quy hoạch, mục đích sử dụng đất, phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và các quy định pháp luật có liên quan) để kịp thời phát hiện, xử lý các vi phạm hoặc kiến nghị, tham mưu cấp có thẩm quyển xử lý theo quy định pháp luật.

    Trên cơ sở kết quả kiểm tra, rà soát và căn cứ các quy định pháp luật hiện hành về đất đai, quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, quy hoạch phát triển các khu, cụm công nghiệp và các quy định về lĩnh vực, ngành, nghề, cơ sở sản xuất, kinh doanh được khuyến khích đầu tư, di dời vào cụm công nghiệp theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 68/2017/NĐ-CP ngày 25/5/2017 của Chính phủ về quản lý, phát triển cụm công nghiệp để tổng hợp danh sách đề xuất di dời, báo cáo cấp có thẩm quyền và thực hiện các trình tự, thủ tục theo quy định pháp luật hiện hành.

    XEM THÊM: Đất Xanh (DXG) dự thu nghìn tỷ đồng từ bán cổ phiếu, “rót” vốn vào công ty con

    Bên cạnh đó, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên cũng giao Ban Quản lý các Khu công nghiệp Thái Nguyên, Kế hoạch và Đầu tư và các sở, ngành, đơn vị, địa phương liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực quản lý: Tiếp tục thực hiện nghiêm quy trình cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của các dự án trong Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh theo quy định pháp luật; Tập trung các dự án đầu tư sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh vào các Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh công tác quản lý và nâng cao hiệu quả hoạt động của các khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp.

    Nguyễn Lâm

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/thai-nguyen-kien-quyet-xu-ly-cac-co-so-san-xuat-khong-dam-bao-quy-dinh-a603082.html
    Thái Nguyên: Kiên quyết xử lý các mặt hàng thực phẩm trôi nổi khu vực cổng trường học

    Thái Nguyên: Kiên quyết xử lý các mặt hàng thực phẩm trôi nổi khu vực cổng trường học

    Cục QLTT Thái Nguyên yêu cầu các Đội QLTT trực thuộc tăng cường công tác quản lý nắm bắt địa bàn, rà soát, xác minh thông tin về dấu hiệu vi phạm của các cơ sở kinh doanh, các đại lý, cửa hàng bày bán bánh, kẹo, đồ uống… cho đối tượng là học sinh tại các khu vực gần các trường học trên địa bàn về nguồn gốc xuất xứ, chất lượng sản phẩm, điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm...

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Thái Nguyên: Kiên quyết xử lý các mặt hàng thực phẩm trôi nổi khu vực cổng trường học

    Thái Nguyên: Kiên quyết xử lý các mặt hàng thực phẩm trôi nổi khu vực cổng trường học

    Cục QLTT Thái Nguyên yêu cầu các Đội QLTT trực thuộc tăng cường công tác quản lý nắm bắt địa bàn, rà soát, xác minh thông tin về dấu hiệu vi phạm của các cơ sở kinh doanh, các đại lý, cửa hàng bày bán bánh, kẹo, đồ uống… cho đối tượng là học sinh tại các khu vực gần các trường học trên địa bàn về nguồn gốc xuất xứ, chất lượng sản phẩm, điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm...

    Bức tranh toàn cảnh trong quý III/2023 của doanh nghiệp cà phê trên sàn chứng khoán

    Bức tranh toàn cảnh trong quý III/2023 của doanh nghiệp cà phê trên sàn chứng khoán

    Tuần vừa qua là một tuần cà phê tăng mạnh, bất kể nguồn cung Việt Nam đang trong vụ thu hoạch. Đến phiên ngày 4/12, giá cà phê Robusta giao dịch tại sàn London giao tháng 1/2024 giảm 39 USD/tấn; giá cà phê Arabica tại sàn New York tháng 3/2024 giảm 0,35 Cent/lb. Thị trường trong nước có ngày giảm chỉ 200-300 đồng/kg nhưng tăng 1.200 - 1.500 đồng/kg. Cũng trong ngày này, giá cà phê trong nước đạt mức 59.900 đồng/kg ghi nhận tại Đắk Lắk và Đắk Nông.

    Thấy gì từ các tài sản đảm bảo của nhóm doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Hoa Lâm tại Ngân hàng Vietbank?

    Thấy gì từ các tài sản đảm bảo của nhóm doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Hoa Lâm tại Ngân hàng Vietbank?

    Các tài sản đảm bảo thuộc tờ bản đồ số 18, (phường Bình Trị Đông B, quận Bình Tân, TPHCM) – thuộc sở hữu của loạt doanh nghiệp nằm trong hệ sinh thái của Tập đoàn Hoa Lâm như Công ty TNHH Y tế Hoa Lâm Shangri- La, Công ty TNHH Bệnh viện Quốc tế City,… – đã nhiều lần được sử dụng để đảm bảo cho các giao dịch tín dụng tại Ngân hàng Vietbank.