+Aa-
    Zalo

    Bức tranh toàn cảnh trong quý III/2023 của doanh nghiệp cà phê trên sàn chứng khoán

    (ĐS&PL) - Tuần vừa qua là một tuần cà phê tăng mạnh, bất kể nguồn cung Việt Nam đang trong vụ thu hoạch. Đến phiên ngày 4/12, giá cà phê Robusta giao dịch tại sàn London giao tháng 1/2024 giảm 39 USD/tấn; giá cà phê Arabica tại sàn New York tháng 3/2024 giảm 0,35 Cent/lb. Thị trường trong nước có ngày giảm chỉ 200-300 đồng/kg nhưng tăng 1.200 - 1.500 đồng/kg. Cũng trong ngày này, giá cà phê trong nước đạt mức 59.900 đồng/kg ghi nhận tại Đắk Lắk và Đắk Nông.

     

    Yếu tố thúc đẩy giá cà phê tăng

    Giá cà phê robusta còn nhiều dao động, do nhà sản xuất robusta lớn nhất thế giới - Việt Nam đang vụ thu hoạch của niên vụ mới 2023/2024 với ước tính đạt xấp xỉ 30 triệu bao. Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đã hạ ước tính lượng Robusta của cả 3 quốc gia sản xuất lớn nhất thế giới gồm: Việt Nam, Brazil và Indonesia. Dự kiến sản lượng cà phê của Việt Nam giảm 10% trong niên vụ này.

    Trong đó, giá cà phê Arabica có những phiên tăng vọt sau những báo cáo lượng mưa tại các vùng cà phê chính ở miền Nam Brazil không đạt như kỳ vọng, trong khi dự báo hiện tượng thời tiết El Nino gây khô hạn vào cuối năm nay vẫn là cảnh báo gây nhiều lo ngại. 

    cf1
    Giá cà phê ghi nhận mức tăng trong tuần

    Không chỉ vậy, từ ngày 1/12, ICE Futures US (Sở giao dịch hàng hóa liên lục địa) chính thức không chấp nhận những bao cà phê Arabica đã được cấp phép giao hàng trước đây và sau đó bị hủy chứng nhận. Cùng với đó, hoạt động phân loại và nhận cà phê chờ chứng nhận diễn ra với tốc độ chậm hơn rất nhiều so với lượng cà phê đạt chuẩn mất đi khiến tồn kho của hạt cà phê này giảm sâu gần 70.000 bao (60kg/bao), đưa tổng lượng Arabica đã chứng nhận về còn 224.066 bao, mức thấp nhất trong hơn 24 năm qua, là những động lực đẩy giá tăng mạnh.

    Tỷ trọng xuất khẩu cà phê của Việt Nam tăng mạnh

    Theo Tổng cục Hải quan cho biết, ước tính xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong tháng 11/2023 đạt 80 nghìn tấn, trị giá 252 triệu USD, tăng 83% về lượng và tăng 59,9% về trị giá so với tháng 10/2023, so với tháng 11/2022 giảm 37,9% về lượng và giảm 17,5% về trị giá. Tính chung 11 tháng năm 2023, xuất khẩu cà phê của Việt Nam ước đạt xấp xỉ 1,38 triệu tấn, trị giá 3,54 tỷ USD, giảm 12,9% về lượng và giảm 2,5% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. 

    Các thị trường xuất khẩu chủ lực cà phê Robusta của Việt Nam gồm: Đức, Italia, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Nga … Đáng chú ý, xuất khẩu cà phê Robusta của Việt Nam sang hầu hết các thị trường truyền thống giảm, nhưng xuất khẩu sang Mexico, Hà Lan, Indonesia… tăng mạnh. Trong đó, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu cà phê Arabica sang các thị trường Bỉ, Hoa Kỳ, Đức, Hà Lan, Nhật Bản, Thái Lan …

    Dù kim ngạch xuất khẩu trị giá gần 4 tỷ USD tuy nhiên, các doanh nghiệp cà phê lại ngậm vị "đắng" trong quý III/2023.

    Doanh nghiệp cà phê trên sàn chứng khoán trong quý III/2023

    Quý 3/2023, lỗ lớn nhất làê Gia LaiCông ty Cổ phần Cà ph (FGL) với hơn 3 tỷ đồng. Ba năm gần đây, tính từ năm 2020, FGL luôn lỗ, trừ quý 4/2021 lãi được 9.6 tỷ đồng. Như vậy, sau 9 tháng đầu năm 2023, FGL lỗ 9.5 tỷ đồng, cùng kỳ năm trước lỗ 9.2 tỷ đồng.

    FGL cho biết, trong 9 tháng đầu năm, Công ty vẫn chưa thu được doanh thu  bán cà phê nhân xô, do thời gian thu hoạch cà phê nhân xô của Công ty từ tháng 10 - 12/2023. Trong khi, toàn bộ chi phí quản lý doanh nghiệp gần 3.8 tỷ (3 tỷ 8 trăm tr) đồng và chi phí tài chính 5.7 tỷ  đồng kết chuyển vào lỗ. Mặt khác, Công ty cũng không có doanh thu bán chuối do dự án kém hiệu quả và đã thanh lý từ cuối năm 2022.

    cf2
    Trong các doanh nghiệp cà phê, Công ty Cổ phần Cà phê Gia Lai lỗ lớn nhất với hơn 3 tỷ đồng

    Công ty Cổ phần Cà phê Thắng Lợi (CFV) có quý lỗ đầu tiên trong năm với 1.8 tỷ đồng, khi doanh thu trong kỳ rơi đến một nửa - còn chưa đầy 85 tỷ đồng. Công ty cho biết, giá cà phê trong nước tăng đột biến, việc thu mua cà phê gặp trở ngại, dẫn đến lượng hàng xuất khẩu giảm. Lũy kế 9 tháng đầu năm, Công ty lãi ròng 724 triệu đồng, giảm 61%.

    Kết thúc phiên giao dịch ngày 6/1, cổ phiếu của CFV có giá là 24.000 đồng/cp.

    Công ty Cổ phần Cà phê Phước An (CPA) là doanh nghiệp tiếp theo trong danh sách lỗ quý 3 với hơn 1.4 tỷ đồng, đánh dấu 9 quý liên tiếp lỗ ròng, kể từ quý 3/2021. Sau 9 tháng, công ty lỗ gần 9 tỷ đồng.

    CPA cũng là doanh nghiệp có vấn đề trong việc giao nhận khoán. Ngày 07/12 vừa qua, ĐHĐCĐ bất thường năm 2023 của Công ty đã thông qua phương án xử lý đối với 255.32 ha vườn cây cà phê của Công ty tại vùng An Thuận để thanh lý thu hồi vườn cây.

    Trên sàn chứng khoán, ngày 7/12 cổ phiếu của CPA có giá  4.500 đồng/cp.

    Công ty Cổ phần Minh Khang Capital Trading Public (CTP) có quý lỗ đầu tiên trong năm nay với 134 triệu đồng, cùng kỳ lãi 129 triệu đồng. Nhờ 2 quý trước có lãi (quý 1 lãi 232 triệu đồng, quý 2 lãi 87 triệu đồng) mà sau 9 tháng, Công ty lãi gần 185 triệu đồng, giảm 44%. Cổ phiếu CTP ngày 7/12 có giá thấp chỉ 4.400 đồng/cp.



    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/buc-tranh-toan-canh-trong-quy-iii2023-cua-doanh-nghiep-ca-phe-tren-san-chung-khoan-a602788.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan