+Aa-
    Zalo

    Tập Cận Bình "làm trong sạch" ngành dầu khí TQ

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Một trong những mục tiêu hàng đầu của Chủ tịch Trung Quốc Tập cận Bình khi lên nắm quyền là làm trong sạch ngành dầu khí Trung Quốc.

    (ĐSPL) - Một trong những mục tiêu hàng đầu của Chủ tịch Trung Quốc Tập cận Bình khi lên nắm quyền là làm trong sạch ngành dầu khí Trung Quốc.
    Với mục đích loại bỏ vây cánh của đối thủ, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã từng bước xóa bỏ mạng lưới đồng minh chính trị, người thân, nhân viên và đối tác kinh doanh của gia đình cựu ỦY viên thường vụ Bộ chính trị ông Chu Vĩnh Khang (cựu Tổng giám đốc CNPC, sau đó đứng đầu bộ máy an ninh nội địa Trung Quốc). Các nhà điều tra Trung Quốc đang tập trung vào Tập đoàn CNPC, nơi mà ông Zhou đã xây dựng một mạng lưới bạn bè và đồng minh trong nhiều thập kỷ.
    Ông Jiang Jiemin sinh năm 1954 là một nhà kinh tế cấp cao có trình độ sau đại học và hơn 30 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành dầu khí Trung Quốc. Ông Jiang đã gia nhập CNPC trong những năm 1990, từng giữ chức Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC) trong 7 năm và là “cánh tay phải” của cựu Tổng giám đốc CNPC Chu Vĩnh Khang.
    Cuộc thanh trừng làm trong sạch ngành dầu khí Trung Quốc

    Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tham vọng làm trong sạch ngành dầu khí

    Ngày nay, lòng trung thành của của các cấp dưới với ông Chu Vĩnh Khang đã phản tác dụng. Vào tháng 9/2013, ông Jiang đã bị sa thải và bắt giữ như là nạn nhân của một cuộc thanh trừng “hổ và ruồi” kể từ khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lên nắm quyền. Tập Cận Bình đặt ra mục tiêu đưa ông Chu Vĩnh Khang, một trong những người quyền lực nhất trong Đảng Cộng sản Trung Quốc, ra trước vành móng ngựa.
    Ông Jiang bị cáo buộc sử dụng chức vụ của mình và ngân sách từ CNPC để giúp Zhou duy trì mạng lưới và mua chuộc những người ủng hộ , những người có quan hệ với lãnh đạo Trung Quốc. Chiến dịch chống tham nhũng đã khuấy động toàn Đảng Cộng sản  Trung Quốc. Mức độ của điều tra được các nhà phân tích dự đoán sẽ vượt tầm ảnh hưởng ra ngoài Trung Quốc.
    Cuộc điều tra chưa từng có
    Một nhà kinh tế học độc lập tại Bắc Kinh, Qing Yi bình luận: “Quy mô của cuộc điều tra nhằm vào CNPC là điều chưa từng có, nhưng có lẽ mức độ tham nhũng của tập đoàn này cũng là điều chưa từng có”.
    CNPC là một trong các công ty lớn nhất trên thế giới với các hoạt động trên toàn cầu và lợi nhuận năm 2013 ở mức 432 tỷ USD. Các quan chức CNPC trả lời phỏng vấn cho biết các nhà điều tra đang xem xét kỹ lưỡng các khoản chi tiêu trong nước và nước ngoài bao gồm các hợp đồng dầu khí, hợp đồng cung cấp thiết bị và việc mua lại các mỏ dầu.
    Cuộc thanh trừng làm trong sạch ngành dầu khí Trung Quốc

    Ông Jiang Jiemin từng có 7 năm giữ chức Chủ tịch CNPC

    Cuộc điều tra đã vươn tới các nhóm của CNPC ở Canada, Indonesia, China and Turkmenistan. Ngoài vụ bắt giữ ông Jiang vào năm ngoái, chính quyền Trung Quốc đã xác nhân việc bắt giữ thêm phí Chủ tịch CNPC Wang Yongchun, Phó Chủ tịch PetroChina Li Hualin và Ran Xinquan, và Giám đốc địa chất học Wang Daofu.
    Theo hãng thông tấn Tân Hoa Xã, các công tố viên đang điều tra Jiang và Wang Yongchun về tội nhận hối lộ. Khả năng để ông Jiang và Wang Yongchun thoát khỏi những cáo buộc phạm tội là rất thấp. Ngoài ra Wang Daofu, Li Hualin và Ran Xinquan đều có liên quan đến những cáo buộc tham nhũng.
    Thêm 6 nhân vật cấp cao bị bắt giữ
    Reuters dẫn lời một số nguồn tin nói rằng mới đây đã có thêm 6 nhân vật cấp cao trong ban Giám đốc của CNPC bị bắt giữ để phục vụ quá trình điều tra. Hàng chục các cán bộ quản lý khác đều bị thẩm vấn liên quan đến thế lực trong tập đoàn dầu khí của ông Chu Vĩnh Khang.
    Theo các nhân viên làm việc ở CNPC, hàng ngày đều có người bị cảnh sát triệu tập đến thẩm vấn. Một số bị bắt giữ sau đó, một số được trở lại làm việc bình thường. Một quan chức CNPC nói với Reuters rằng ông dự đoán sẽ còn nhiều người khác bị bắt giữ trong thời gian tới.
    Nhà chức trách Trung Quốc chưa tiết lộ các bằng chức liên quan đến việc bắt giữ ông Jiang và các quan chức cấp cao CNPC khác. Đại diện CNPC và PetroChina đều từ chối trả lời bình luận của giới truyền thông trong khi số phận của ông Chủ Vĩnh Khang không được tiết lộ.
    Cuộc thanh trừng làm trong sạch ngành dầu khí Trung Quốc

    “Ông trùm” Zhou Yongkang

    Mạng lưới quyền lực ngầm
    Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình quyết tâm lật đổ Chu Vĩnh Khang tạo lập vây cánh để ông này có thể tiếp tục chỉ đạo đằng sau hậu trường khi về hưu. Ông Chu đã bị quản thúc  ở Bắc Kinh kể từ năm ngoái.
    Chu Vĩnh Khang  đã dày công xây dựng thế lực ở CNPC trong hàng thập kỷ. Ông Jiang được xem như “đệ tử ruột” của ông. Cả 2 được coi là những thành viên cao cấp của “phe dầu khí” - một nhóm các cán bộ đi lên từ ngành công nghiệp dầu mỏ và nắm những vị trí quyền lực to lớn ở Bắc Kinh.
    Với quyền lãnh đạo CNPC, Jiang đã thu hút thêm các đồng mình chính trị cho ông Chu Vĩnh Khang bằng việc phê duyệt các dự án xây dựng nhà máy lọc dầu ở một số tỉnh địa phương đem đến công ăn việc làm và nguồn thu nhập cho khu vực.
    Một trong những dự án gây tranh cãi nhất của CNPC là việc xây dựng nhà máy lọc dầu trị giá 6 tỷ USD ở Pengzhou, gần Thành Đô, trung tâm của tỉnh Tứ Xuyên. Ông Chu Vĩnh Khang từng là Bí thư tỉnh Tứ Xuyên trong giai đoạn 1990-2002 và xây dựng một mạng lưới chính trị các tỉnh phía tây nam. Các nhà điều tra đã thực hiện nhiều vụ bắt giữ ở Tứ Xuyên trong chiến dịch chống tham nhũng.
    Cuộc thanh trừng làm trong sạch ngành dầu khí Trung Quốc

    Logo của PetroChina tại một trạm xăng ở Trung Quốc

    Ngay từ khi dự án bắt đầu, người dân Trung Quốc đã biểu tình phản đối việc xây dựng nhà máy lọc dầu trog khu vực động đất và gây ảnh hưởng đến môi trường. Một dấu hỏi khác là việc xây dựng nhà máy trong khi khu vực cách xa cảng biển và cũng không hề có mỏ dầu lớn nào cần đến nhà máy lọc dầu.
    Ngay cả khi trận động đất lớn xảy ra vào năm 2008 ở Tứ Xuyên, ông Zhou vẫn kiên quyết thực hiện kế hoạch để xây dựng nhà máy lọc dầu bởi “xây dựng nhà máy ở Tứ Xuyên sẽ góp phần thúc đẩy nền kinh tế". Nhà máy lọc dầu đã bắt đầu đi vào hoạt động trong năm nay và tiếp nhận xử lý dầu thô từ Nga, Kazakhstan và miền tây Trung Quốc.
    Hiệu ứng Domino
    Cùng thời điểm ông Jiang bị bắt giữ, lãnh đạo công ty PetroChina chi nhánh Indonesia Wei Zhigang đã bị triệu tập về nước để phục vụ quá trình điều tra. Chính quyền Trung Quốc thậm chí có thể sẽ tiến hành kiểm tra lại 2 thương vụ mua lại mỏ dầu ở Indonesia với cáo buộc công ty đã trả tiền vượt xa mức giá trị thật.
    Tháng 12/2013, các nhà điều tra đã bắt giữ kế toán trưởng CNPC, Wen Qingshan. Trong báo cáo của thị trường chứng khoán Hong Kong, công ty nói rằng ông Wen đã từ chức vì những “lý do cá nhân”. Đầu năm nay, Zang Benquan, người đứng đầu các hoạt động của PetroChina ở Iran cũng bị triệu tập về nước để điều tra
    Tháng 5 vừa qua, Giám đốc phụ trách các hoạt động nước ngoài của PetroChina, Bo Qiliang cũng đã bị bắt giữ. Reuters cho biết các nhà điều tra đến bắt giữ ông Qiliang ngay tại nhà riêng ở Bắc Kinh. Trong một tuyên bố sau đó ở thị trường chứng khoán Thượng Hải ngày 16/5, công ty nói rằng ông Bo Qiliang đã từ chức mà không rõ lý do. Trước đó, ông là Giám đốc chi nhánh PetroChina ở Kazakhstan.
    Ngoài ra, hai quan chức khác cũng nằm trong diện điều tra bao gồm người đứng đầu CNPC và PetroChina ở Li Zhiming và phó Giám đốc phụ trách các hoạt động nước ngoài, Song Yiwu.
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tap-can-binh-lam-trong-sach-nganh-dau-khi-tq-a42837.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan