(ĐSPL) - Ông Hoàng Quang Phòng, Phó chủ tịch VCCI cho rằng, tăng lương tối thiểu là nhu cầu chính đáng của người lao động tuy nhiên phải tính tới khả năng chi trả, tình hình sản xuất của doanh nghiệp.
Tin tức báo Vnexpress đăng tải, ngày 5/8, Hội đồng Tiền lương Quốc gia họp chốt phương án tăng lương tối thiểu vùng năm 2016 với sự tham dự của 3 bên: đại diện cho giới chủ là Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI); đại diện cho người lao động là Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam và cơ quan Nhà nước là Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.
Sau một ngày đàm phán căng thẳng, hội đồng tạm hoãn công bố đề xuất tăng lương tối thiểu vùng năm 2016 bởi các bên không tìm được tiếng nói chung. Giới chủ sử dụng lao động đề xuất mức tăng 6\%, còn đại diện người lao động muốn tăng 16\%, chênh nhau tới 10\%.
“Trong 2 tuần tới, các bộ phận kỹ thuật sẽ tính toán lại phương án khả thi hơn, hội đồng sẽ họp lại để tiếp tục thương lượng về mức tăng lương tối thiểu vùng 2016”, ông Phạm Minh Huân, Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và xã hội, Chủ tịch Hội đồng Tiền lương quốc gia cho biết.
Ông Hoàng Quang Phòng, Phó chủ tịch VCCI cho rằng, tăng lương tối thiểu là nhu cầu chính đáng của người lao động tuy nhiên phải tính tới khả năng chi trả, tình hình sản xuất của doanh nghiệp.
"Doanh nghiệp có tồn tại thì mới lo được cho người lao động", ông nói.
Báo Dân trí thông tin, Trả lời câu hỏi từ báo chí về nhận định của Tổ chức lao động Quốc tế (ILO) trước các mức đề xuất lương tối thiểu vùng năm 2016 giữa Tổng LĐLĐ VN và Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam (VCCI), ông René Robert, Quyền Giám đốc Văn phòng ILO tại VN cho rằng:
“Tổ chức công đoàn và các tổ chức người sử dụng lao động thường có những đề xuất điều chỉnh tiền lương tối thiểu rất khác nhau do mỗi bên đều đang đại diện lợi ích cho các thành viên của mình. Sự khác biệt này là phổ biến tại các quốc gia khác trên thế giới”.
Theo quan sát của ILO, năm nay mức độ chênh lệch trong đề xuất tăng tiền lương tối thiểu giữa Tổng LĐLĐ VN và VCCI đã giảm so với những năm trước. Điều này cho thấy rằng hai bên đã ghi nhận quan điểm và lợi ích của phía bên kia.
ng René Robert dẫn chứng, Phiên họp đầu tiên của Hội đồng Tiền lương Quốc gia vào năm 2013 khi Hội đồng mới bắt đầu thành lập, Tổng LĐLĐ VN đề xuất tăng lương tối thiểu bình quân 29,5\% cho 4 vùng trong khi VCCI đề xuất mức tăng tối đa là 10\%.
Tuy nhiên vào năm 2014, mức tăng mà Tổng LĐLĐ VN đề xuất đã giảm xuống bình quân là 22,9\% cho 4 vùng và VCCI đề xuất tăng lương tối thiểu từ 10-12\%. Khoảng cách trung bình là 10 \%.
Sau cuộc họp chiều 5/8 tại trụ sở Bộ LĐ-TB&XH (Hà Nội), mức chênh về xuất lương tối thiểu vùng của 2 bên chỉ còn giao động từ 2-5 \%.
Nhận định về mức tăng tiền lương tối thiểu vùng năm 2016, đại diện ILO tại VN cho rằng: “ILO không có vai trò khuyến nghị mức tăng tiền lương tối thiểu cụ thể. Tuy nhiên, ILO hỗ trợ Hội đồng tiền lương Quốc gia xây dựng khuyến nghị trình Chính phủ về mức lương tối thiểu vùng".
PV(Tổng hợp)
[mecloud]iKNQakzdJB[/mecloud]