+Aa-
    Zalo

    Tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại và đẩy mạnh công tác hiện đại hóa hải quan

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Trong tháng sự bùng phát của đại dịch Covid-19 với diễn biến phức tạp, khó lường, đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất, nhập khẩu, một số doanh nghiệp đã lợi dụng chủ trương của Chính phủ và UBND tỉnh, thành phố về cơ chế, chính sách mở để tạo điều kiện cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại dịch vụ, xuất nhập khẩu hàng hóa để thực hiện các hành vi vi phạm

    Ma túy “tuồn vào” Việt Nam dưới nhiều hình thức tinh vi

    Lợi dụng tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp việc kiểm tra, giám sát kiểm soát hành lý của khách nhập cảnh qua tuyến đường bộ gặp nhiều rủi do lây nhiễm dịch Covid-19 các đối tượng đã vận chuyển trái phép ngoại tệ, vàng vào trong nước tiêu thụ.

    Đặc biệt trong tháng tình hình vận chuyển trái phép các chất ma túy qua các đường hàng không, chuyển phát nhanh và đường bưu điện từ các nước Châu Âu về Việt Nam có chiều hướng gia tăng. Các đối tượng cất giấu ma túy qua tuyến đường này ngày càng tinh vi như cất trong: quà biếu; thuốc tân dược, sữa hộp… nhằm qua mắt lực lượng chức năng.

    Trước những diễn biến phức tạp cả về hình thức, tính chất, mức độ vi phạm và phương thức thủ đoạn nêu trên, Tổng cục Hải quan đã ban hành một số kế hoạch, công văn hướng dẫn, chỉ đạo Cục Hải quan các tỉnh, thành phố kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm: Công văn số 2170/TCHQ-ĐTCBL ngày 11/5/2021 yêu cầu Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu xử lý hàng hóa tồn tại cảng Cái Mép; kế hoạch phối hợp điều tra, xác minh, xử lý vi phạm trong hoạt động nhập khẩu thuốc tân dược.

    image6483441 16
    Ảnh minh hoạ

    Cụ thể, ngày 09/06/2021 Chi cục HQCK SBQT Tân Sơn Nhất-Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh  đã phối hợp với Đội Kiểm soát chống buôn lậu ma túy khu vực miền Nam - Cục Điều tra chống buôn lậu tiến hành kiểm tra kho hàng TCS phát hiện lô hàng 13 kiến được gửi từ (YYZ) LESTER B.PEARSON INT”L trung chuyển qua KOREA về Việt Nam có 04 hôp nhãn hiệu “Similac và Growing up” chứa 1.140 gram Cần Sa.

    Đến ngày 14/06/2021, Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Cẩm Phả- Cục Hải quan Quảng Ninh đã phối hợp với Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Cẩm Phả tuần tra, kiểm soát, phát hiện 01 đối tượng có hành vi vận chuyển hàng hóa không hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc hàng hóa. Hàng hóa vi phạm gồm: 1.465 lít dầu Diesel, trị giá:19.236.222 đồng. Ngày 16/06/2021, Phòng PC04- Công an tỉnh Điện Biên đã phối hợp với Đội KSPC Ma túy - Cục Hải quan tỉnh Điện Biên tuấn tra, kiểm soát, phát hiện và bắt quả tang 02 đối tượng có hành vi mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy. Tang vật tịch thu gồm: 08 bánh Heroin (2,8 kg) và 18 kg ma túy đá.

    Như vậy, trong 06 tháng đầu năm 2021, lực lượng Hải quan đã phát hiện, bắt giữ 7.105 vụ, trị giá hàng hóa vi phạm ước tính 1.533 tỷ 150 triệu đồng. Thu ngân sách nhà nước 93 tỷ 501 triệu đồng; Cơ quan Hải quan khởi tố 11 vụ; chuyển khởi tố 37 vụ.

    Ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) và dịch vụ công trực tuyến (DVCTT)

    Triển khai thực hiện hải quan số theo Quyết định 97/QĐ-BTC ngày 26/01/2021 của Bộ Tài chính: Ngày 27/4/2021, Tổng cục Hải quan đã ban hành Quyết định số 1168/QĐ-TCHQ về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 783/QĐ-TCHQ ngày 22/3/2021 ban hành Kế hoạch chi tiết triển khai thuê dịch vụ CNTT thực hiện Hải quan số. Theo đó đang khẩn trương hoàn thiện Kế hoạch thuê dịch vụ CNTT thực hiện hải quan số. Ngày 29/4/2021, Tổng cục Hải quan đã ký thừa lệnh Bộ Công văn số 460/BTC-TCHQ gửi xin ý kiến thẩm định của Bộ Thông tin và Truyền thông đối với Hồ sơ đề xuất cấp độ của Tổng cục Hải quan. Hiện đang chờ ý kiến thẩm định của Bộ Thông tin và Truyền thông.

    Xây dựng Kiến trúc Chính phủ điện tử ngành Hải quan: Ngày 14/5/2021, Tổng cục Hải quan đã có Công văn số 2246/TCHQ-CNTT gửi Cục Tin học và Thống kê Tài chính đề nghị tham gia ý kiến đối với Kiến trúc tổng thể hướng tới Hải quan số.

    Về dịch vụ công trực tuyến (DVCTT): Đến nay, Tổng cục Hải quan đã cung cấp 203/237 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 (~ 85,6% tổng số thủ tục hành chính do cơ quan hải quan thực hiện), trong đó có 197 thủ tục hành chính được cung cấp dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 4 (đạt tỷ lệ 83%), đặc biệt trong bối cảnh phòng chống dịch Covid-19 đang diễn ra căng thẳng. Từ 01/01-15/6/2021 số lượng hồ sơ trực tuyến mức độ 3,4 tiếp nhận giải quyết là 6.903.151 hồ sơ, trong đó số lượng hồ sơ hệ thống DVCTT HQ36a là 67.092 hồ sơ.

    Triển khai Cơ chế một cửa Quốc gia một cửa ASEAN

    Với vai trò là đầu mối giúp việc cho Cơ quan thường trực của Ủy ban chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN và tạo thuận lợi thương mại, trong 06 tháng đầu năm 2021, Tổng cục Hải quan đã đôn đốc, phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành thực hiện Kế hoạch tổng thể triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN và tạo thuận lợi thương mại.

    Về triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, Tổng cục Hải quan đã chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành tích cực triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, theo đó đã có 19 TTHC mới được triển khai với 319.272 hồ sơ được xử lý của  3.886 doanh nghiệp tham gia. Lũy kế đến ngày 15/6/2021, có 226 thủ tục hành chính của 13 Bộ, Ngành được chính thức triển khai trên Cơ chế một cửa quốc gia, với xấp xỉ 3,89 triệu hồ sơ của 47,7 nghìn doanh nghiệp tham gia.

    Về triển khai Cơ chế một cửa ASEAN, đến tháng 6/2021, Việt Nam đã trao đổi chính thức thông tin chứng nhận xuất xứ mẫu D điện tử với 09 nước ASEAN thông qua Cơ chế một cửa ASEAN. Từ 01/01 đến 15/6/2021, số C/O Việt Nam nhận từ các nước ASEAN là 107.152 C/O; số C/O Việt Nam gửi sang các nước là 622.987 C/O. Lũy kế đến ngày 15/6/2021, tổng số C/O Việt Nam nhận từ các nước ASEAN là: 366.458 C/O, tổng số C/O Việt Nam gửi sang các nước là: 939.460  C/O. Hiện đang phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chuẩn bị các điều kiện kỹ thuật để sẵn sàng trao đổi thông tin tờ khai hải quan ASEAN và chứng nhận kiểm dịch thực vật với Indonesia, Thái Lan. Bên cạnh đó phối hợp chuẩn bị thông điệp thử nghiệm và kiểm tra kết nối. Theo kế hoạch của ASEAN, 02 chứng từ này sẽ được kết nối trao đổi chính thức trong năm 2021.

    Ngoài việc triển khai kết nối với các đối tác trong ASEAN, Tổng cục Hải quan tham mưu với Uỷ ban chỉ đạo quốc gia triển khai kết nối với đối tác ngoài ASEAN như Liên minh kinh tế Á-Âu, Hàn Quốc, New Zealand: (i) Hoàn thành việc kiểm thử kỹ thuật kết nối và trao đổi thông điệp thử nghiệm tờ khai hải quan xuất khẩu với Liên minh kinh tế Á – Âu; (ii) phối hợp với Bộ Công Thương tiến hành đàm phán, thống nhất yêu cầu kỹ thuật xây dựng hệ thống  trao đổi chứng nhận xuất xứ với Liên minh kinh tế Á – Âu, trao đổi thông tin C/O điện tử với Hàn Quốc; (iii) Ký “Thỏa thuận về việc tạo thuận lợi thông quan sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản thông qua việc sử dụng chứng nhận điện tử” với New Zealand.

    Việc triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN đã được Tổng cục Hải quan cùng các Bộ, ngành thực hiện theo đúng tinh thần Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2021 của Chính phủ nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2021, qua đó đã mang lại nhiều lợi ích cho người dân và doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai các TTHC trên Cơ chế một cửa quốc gia, một số TTHC của các Bộ, ngành có thay đổi về mặt cơ sở pháp lý, yêu cầu nghiệp vụ dẫn đến phải rà soát, điều chỉnh các hệ thống liên quan như Cổng thông tin một cửa quốc gia, các hệ thống quản lý chuyên ngành gây khó khăn trong việc bố trí nguồn lực để triển khai các TTHC mới theo yêu cầu hệ thống.

    Thanh Tâm

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tang-cuong-chong-buon-lau-gian-lan-thuong-mai-va-day-manh-cong-tac-hien-dai-hoa-hai-quan-a505889.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan