Gia Cát Lượng như một thần tiên hạ phàm cứu giúp Hán Thất nhưng vì phạm phải ba sai lầm nên ông đã không thể giúp Thục Quốc thống nhất được Trung Nguyên.
Gia Cát Lượng liệu việc như thần nhưng đã mắc phải ba sai lầm ảnh hướng đến đại nghiệp phục hưng Hán Thất |
Dưới ngòi bút của La Quán Trung, Gia Cát Lượng là một nhân vật gắn liền với rất nhiều truyền kỳ, như một thần tiên hạ phạm để cứu giúp Hán Thất.
Tuy nhiên, ở đời bất cứ ai cũng phạm phải những sai lầm, nếu Gia Cát Lượng không phạm phải ba sai lầm này, có lẽ Thục Quốc đã có thể thống nhất Trung Nguyên.
Dùng người không khách quan
Gia Cát Lượng tin tưởng giao Nhai Đình cho Mã Tắc là một lựa chọn không khách quan, thiên về cảm tính |
Tại sao lại nói rằng Gia Cát Lượng dùng người không khách quan? Chính là liên quan đến việc ông lựa chọn đệ tử chân truyền của mình Mã Tắc làm người trấn thủ Nhai Đình. Gia Cát Lượng đã lựa chọn Mã Tắc làm người sẽ kế cận thay cho ông sau này, đồng thời đối xử với Mã Tắc như người thân trong nhà.
Gia Cát Lượng hiểu rất rõ tính cách và khuyết điểm của Mã Tắc là tự cao tự đại, nhưng vẫn giao cửa ải quan trọng Nhai Đình cho Mã Tắc, hi vọng đệ tử mình có thể sớm lập công thành danh. Mã Tắc cuối cùng lại dễ dàng đánh mất Nhai Đình, phụ lại sự kỳ vọng của Gia Cát Lượng.
Nhìn lầm một người
Gia Cát Lượng luôn có ác cảm và không tin tưởng Ngụy Diên |
Không hiểu vì lý do gì mà Gia Cát Lượng lại luôn nghi ngờ rằng Ngụy Diên là người có ý đồ tạo phản. Ngụy Diên là môt người rất có năng lực, không phải ngẫu nhiên mà Lưu Bị phong cho ông làm thái thú Hán Trung chứ không phải Trương Phi. Trong lòng Lưu Bị, địa vị của Ngụy Diên và Trương Phi thực sự không khác biệt quá lớn.
Mặc dù Ngụy Diên từ đầu chí cuối luôn trung thành, hết mình vì Thục Hán, nhưng có lẽ vì ông từng phản chủ hàng Lưu nên đã gây ra ấn tượng xấu trong lòng Gia Cát Lượng.
Thời hậu Thục Hán vốn không có nhiều đại tướng khả dụng, đây chính là điều kiện để Ngụy Diên có thể phát huy phẩm chất của ông. Thế nhưng ngay cả đến lúc trước khi lâm chung Gia Cát Lượng vẫn không tin tưởng Ngụy Diên, ông đem binh quyền trao người có mâu thuẫn rất lớn với Ngụy Diên là Dương Nghi. Chính quyết định này đã dẫn đến hành động lạm quyền của Dương Nghi và nghi án "Ngụy Diên mưu phản", khiến Ngụy Diên phải chết với oan ức ngàn năm.
Chém sai một tướng
Gia Cát Lượng nên để Lưu Phong lập công chuộc tội chứ không nên khuyên Lưu Bị xử tử |
Lưu Phong là con nuôi của Lưu Bị, được miêu tả là "có võ nghệ, tinh cách cương mãnh, khí lực hơn người, rất nhiều chiến công".
Sau khi Quan Vũ tử trận, Mạnh Đạt khuyên Lưu Phong hàng Tào, Lưu Phong nhất quyết cự tuyệt. Sau đó Lưu Phong bị quân Tào vây hãm, đánh mất Thành Đô. Gia Cát Lượng lúc này lại khuyên Lưu Bị rằng "Lưu Phong cương mãnh, khó khống chế".
Cuối cùng, theo lời khuyên của Gia Cát Lượng, Lưu Bị quyết định xử trảm Lưu Phong. Quân Thục vốn đã mất đi Quan Vũ và rất nhiều địa bàn quan trọng, xong lại mất tiếp mãnh tướng Lưu Phong, lời khuyên này của Gia Cát Lượng thực sự bất hợp lý.
Nhiều nhà sử học sau này cũng đều đồng quan điểm rằng Khổng Minh nên để Lưu Phong lập công chuộc tội chứ không phải khuyên Lưu Bị trảm một mãnh tướng trung thành.
Bằng tài năng và mưu trí của mình, Gia Cát Lượng một đời đã tận tâm tận lực xây dựng chính quyền Thục Hán trở nên lớn mạnh. Tuy nhiên nếu ông không phạm phải ba sai lầm trên, thì có lẽ tâm nguyện thống nhất Trung Nguyên, phục hứng Hán Thất của Lưu Bị đã trở thành sự thât.
Hoa Anh Thịnh (Theo Eastday)