+Aa-
    Zalo

    Tam Quốc: 10 đại anh hùng xuất sắc từ khi còn thiếu niên

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Vào thời Tam Quốc, ngoài những vị tướng phải trải nhiều biến cố mới thành danh thì có không ít nhân vật đã chứng minh được bản lĩnh từ khi còn rất trẻ.

    Vào thời Tam Quốc, ngoài những vị tướng phải trải nhiều biến cố mới thành danh như Trương Liêu, Trương Cáp hay được mệnh danh là lão tướng như Hoàng Trung, thì có không ít nhân vật đã chứng minh được bản lĩnh từ khi còn rất trẻ.

    Tôn Sách

    Tôn Sách (174-200), từ Bá Phù, người Ngô Quận, Phú Xuân. Ông là con trưởng của Tôn Kiên, huynh trưởng của Tôn Quyền. Tôn Sách là một viên tướng và một lãnh chúa trong thời kỳ cuối của Đông Hán và thời kỳ đầu của Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc.

    Khi Tôn Sách mới 20 tuổi đã cùng Viên Thuật chính chiến tứ phương. Đến năm 197, dưới sự giúp đỡ của Chu Du và Trương Chiêu, Tôn Sách đã có thể thiết lập nền tảng cho sự ra đời sau này của nhà nước Đông Ngô.

    Đến năm 199, Tôn Sách (25 tuổi) đã chiếm được toàn bộ miền nam Trung Quốc. Dương châu mà ông cai quản gồm có 5 quận: Lư Giang, Ngô Quận, Cối Kê, Đan Dương, Dự Chương. Ông lấy một phần quận Dự Chương tách ra lập quận thứ 6 là quận Lư Lăng.

    Năm 200, khi Tào Tháo khi ấy đang có trận đánh quyết định với Viên Thiệu tại trận Quan Độ, Tôn Sách dường như đã có kế hoạch tấn công vào Hứa Xương dưới danh nghĩa giải cứu Hán Hiến Đế. Tuy nhiên, ông đã bị ám sát và chết trước khi có thể thực hiện được kế hoạch này, năm đó 26 tuổi.

    Chu Du

    Chu Du (175-210), tự Công Cẩn, là con trai của Huyện lệnh Lạc Dương Chu Dị, cháu của Chu Cảnh, gia tốc danh giá, nhiều người làm quan. Ông là danh tướng và khai quốc công thần của nước Đông Ngô thời Tam Quốc.

    Chu Du có mối giao hảo với Tôn Sách, năm 21 tuổi cùng với Tôn Sách bôn ba xa trường bình định Giang Đông. Sau khi Tôn Sách qua đời, Tôn Quyền kế nhiệm, phong Chu Du làm Trung hộ quân,nắm giữ binh quyền, cùng Trưởng sử Trương Chiêu giúp Tôn Quyền lo đại nghiệp. Chu Du trở thành nhân vật số 2 trong chính quyền họ Tôn sau Trương Chiêu.

    Năm 208, Chu Du dẫn đại quân Đông Ngô liên minh với Lưu Bị, đánh bại Tào Tháo tại trận Xích Bích, chia bố cục thiên hạ thành 3 phân Ngụy–Thục–Ngô. Đây cũng là chiến tích hào hùng nhất trong cuộc đời của Chu Du, khi đó ông mới 34 tuổi.

    Đang gấp rút chuẩn bị kế hoạch chiến sự tiếp theo thì Chu Du bị bệnh nặng ở Ba Khâu và qua đời vào năm 210, thọ 36 tuổi.

    Tôn Quyền

    Tôn Quyền (181-252) tự là Trọng Mưu là người sáng lập của chính quyền Đông Ngô dưới thời Tam Quốc.

    Năm 200, sau khi huynh trưởng Tôn Sách bị ám sát, Tôn Quyền mới 18 tuổi lên kế nhiệm, trở thành trư hầu một phương.

    Năm 208, Tôn Quyền tán thành kế sách Tôn-Lưu kháng Tào, cùng Lưu Bị đánh bại Tào Tháo ở trận Xích Bích. Năm 219, Tôn Quyền phái Lã Mông đột kích chiếm lại Kinh Châu từ tay Lưu Bị thành công. Đến năm 229, Tôn Quyền chính thức xưng đế, khi đó mới 48 tuổi.

    Lã Mông

    Lã Mông (179-200), tự Tử Minh, sinh ra trong một gia đình nghèo khó ở Nhữ Nam, sau được xưng tụng là Lã Hổ Uy, một danh tướng thời cuối Đông Hán.

    Lã Mông từ nhỏ lớn lên cũng người anh rể là Đặng Đương, một viên tướng dưới trướng Tôn Sách. Năm 16 tuổi, Lã Mông bí mật trà trộn vào quân lính của Đặng Đương để đi theo chinh phạt quân Sơn Việt. Sau khi Tôn Quyền kế nhiệm tiếp quản Giang Đông, nhận thấy tại năng luyện binh của Lã Mông, nên trao cho ông them binh quyền.

    Năm 204, Lã Mông lập công trong chiến dịch thảo phạt Sơn Việt, được phong làm Bắc Bình đô úy và Quảng Đức trưởng, khi ấy 25 tuổi. Sau đó, Lã Mông tiếp tục tham gia vào cuộc chiến diệt Hoàng Tổ và đại chiến Xích Bích, rồi được thăng tới chức Trung Lang tướng khi mới 30 tuổi.

    Năm 217, sau khi chiếm được Hán Trung và lên ngôi Ngụy vương, Tào Tháo một lần nữa suất quân phạt Ngô, tiến vào vùng đất Cư Sào. Tôn Quyền lại phái Lã Mông làm đô đốc, đem quân chống Tào ở cửa Nhu Tu. Ông cho cố thủ thành nghiêm ngặt để chống cự, buộc Tào Tháo không đánh nổi phải lui quân. Sau trận này, Lã Mông được thăng lên chức Tả Hộ quân, Hổ Uy tướng quân.

    Vào năm 41 tuổi (năm 220), Lã Mông đánh úp Kinh Châu, bắt sống rồi xử tử cha con Quan Vũ, vang danh thiên hạ.

    Lăng Thống

    Lăng Thống (chữ Hán: 凌統; 189 - 237) tên chữ là Công Tục (公績), là tướng nhà Đông Ngô. Ông cùng với cha là Lăng Tháo theo Tôn Sách khi Sách đi đánh Nghiêm Bạch Hổ và Vương Lãng. Khi Tôn Quyền đi đánh Hoàng Tổ, cha ông bơi thuyền bị Cam Ninh bắn chết. Lúc này ông mới có 15 tuổi mà đã ra sức cướp được xác cha về. Sau đó, Tôn Quyền lại một lần nữa phát động phạt Hoàng Tổ, Lăng Thống đảm nhận tiên phong, chiến dịch toàn thắng.

    Năm 208 góp công trong đại chiến Xích Bích, Lăng Thống được phong làm Thừa Liệt Đô Úy khi mới 20 tuổi. Năm 214, Lăng Thống theo quân phá Hoản Thành, được thăng chức Đãng Khấu Trung Lang Tướng, Lĩnh Phái Tướng, rồi cùng Lã Mông đoạt được Kinh Châu của Lưu Bị. Năm 25 tuổi, ông giải cứu Tôn Quyền thoát nạn tại trận chiến Tiêu Dao Tân, được phong làm Thiên Tướng quân và được trao cho đội quân riêng.

    Gia Cát Lượng

    Gia Cát Lượng (181-234), tự Khổng Minh, hiệu Ngọa Long, người Dương Đô, là Thừa tướng, công thần khai quốc, nhà chính trị, nhà ngoại giao, chỉ huy quân sự, và cũng là một nhà phát minh kỹ thuật nổi tiếng của nhà Thục Hán.

    Đóng góp lớn nhất của Gia Cát Lượng là giúp Lưu Bị gây dựng nên nhà Thục Hán, hình thành thế chân vạc Tam Quốc. Sau đại chiến Xích Bích, ông giúp Lưu Bị bình định 4 quân Kinh Nam. Năm 28 tuổi, hỗ trợ Lưu Bị chiếm đoạt Ích Châu, được phong làm Quân sư tướng quân. Mỗi lần Lưu Bị xuất binh chinh chiến, Gia Cát Lượng luôn là người trấn thủ Thành Đô, trợ binh cấp thực cho Lưu Bị.

    Năm 221, Lưu Bị xưng đế, Gia Cát Lượng được phong làm Thừa Tướng, Lục thượng thư sự, Giả tiết, sau đảm nhận cả chức Tư Lệ Hiệu Úy của Trương Phi sau khi bị giết. Sau khi Lưu Bị qua đời, ông tiếp phò trợ hậu chủ Lưu Thiện xây dựng lại nhà Thục lúc đó đang kiệt quệ sau thất bại tại Di Lăng.

    Mã Siêu

    Mã Siêu (176-222), tự Mạnh Khởi, là một võ tướng cuối thời Đông Hán, đầu đời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Ông mang trong mình dòng máu rợ Khương và được cho là hậu duệ của tướng Mã Viện nhà Đông Hán. Từ nhỏ Mã Siêu đã theo cha là Mã Đằng chinh chiến xa trường.

    Sau khi Mã Đằng tiến kinh, Mã Siểu ở lại vùng cát cứ Tam Phụ. Năm 195, Tam Phụ hỗn loạn, Mã Siêu dẫn quân công phá ổ Tô Thị, cướp đoạt rất nhiều chiến mã và vật tư.

    Năm 204, Chung Do gửi thư cho Mã Đằng, Hàn Toại khi đó đang có xung đột, phân tích lợi hại và yêu cầu hai bên hòa giải và cũng đề nghị Mã Đằng xuất quân phối hợp thảo phạt Quách Viện và Cao Cán. Mã Siêu được Mã Đằng cử làm chỉ huy quân hơn vạn Tây Lương đi trợ chiến. Trong trận đánh này, liên minh giữa quân đội triều đình với sự hỗ trợ của quân Tây Lương do Mã Siêu chỉ huy đã giao tranh quyết liệt với quân họ Viên. Mã Siêu lập công đầu trong việc xông pha trận mạc, chém tướng và lập công đầu, đem lại thắng lợi quyết định cho chiến dịch. Mã Siêu được Tào Tháo phong làm Từ Châu Thứ sử, sau đó lại tiếp tục bái ông làm Gián Nghị đại phu, khi ấy 27 tuổi.

    Năm 211, Mã Siêu tại trận chiến Nhữ Nam nhiều lần đánh bại Tào Tháo, khiến Tào Tháo phải thốt lên rằng “Mã nhi không chết, ta không có đất chôn thân”. Mã Siêu lúc này 36 tuổi.

    Khương Duy

    Khương Duy (202-264), tự Bá Ước, người huyện Ký, Thiên Thuỷ. một đại tướng nhà Thục Hán thời Tam Quốc.

    Thời niên thiếu Khương Duy sống với mẹ,say mê Kinh học của Trịnh Huyền, làm chức Thượng kê duyên trong quận, sau đó ông được làm tùng sự.

    Năm 228, Gia Cát Lượng phạt Bắc lần thứ nhất, Khương Duy vì bị đồng đội bỏ rơi mà phải chạy sang đầu hàng Gia Cát Lượng. Gia Cát mến tài ông, phong làm Thương tào duyện, Phụng Nghĩa tướng quân, rồi Đan Dương đình hầu khi ông mới 28 tuổi. Khương Đuy được Gia Cát Lượng tin tưởng và lựa chọn người kế thừa, tiếp tục ý chí phạt Bắc. Nếu Gia Cát Lượng đánh Ngụy được gọi là Lục xuất Kỳ Sơn, thì sau Khương Duy cũng được gọi Cửu phạt Trung Nguyên.

    Tào Thuần

    Tào Thuần (170-210), tự Tử Hòa, một võ tướng dưới trướng Tào Tháo thời cuối Đông Hán và là em trai của Tào Nhân. Ông là viên tướng chỉ huy lực lượng kỵ binh tinh nhuệ Hổ Báo Kỵ, đóng vai trò quan trọng trong các chiến dịch chống lại Viên Đàm, Đạp Đốn và Lưu Bị.

    Năm 189, Đổng Trác lộng quyền, Tào Thào bỏ chạy đến Trần Lưu, Tào Thuần khi ấy 20 tuổi đã đến mộ quân cùng Tào Tháo, từ đó theo Tào Tháo chinh phạt tứ phương.

    Trong cuộc bao vây quân Tào chống lại Viên Đàm vào đầu năm 205, Tào Thuần chỉ huy lực lượng kỵ binh tinh nhuệ Hổ Báo Kỵ. Trong giai đoạn đầu của cuộc đối đầu, quân đội của Tào Tháo phải chịu thiệt hại đáng kể từ những vụ đụng độ kẻ thù nhưng cuối cùng đã thắng thế. Tào Thuần là người đã lấy đầu của Viên Đàm.

    Trong cuộc viễn chinh lên phía bắc tiếp theo chống lại bộ tộc Ô Hoàn vào năm 207, lực lượng kỵ binh của Tào Thuần một lần nữa lập công xuất sắc trong trận chiến. Quân Tào đã xuất binh thần tốc, tập kích bất ngờ các lực lượng của Ô Hoàn và giết chết thủ lĩnh Đạp Đốn tại trận núi Bạch Lang. Qua trận này Thuần được Tào Tháo tưởng thưởng cho đứng đầu 300 hộ.

    Năm 208, Tào Thuần cùng Tào Tháo nam chinh trong chiến dịch đoạt Kinh Châu. Tại trận Trường Bản, Tào Thuần cùng lực lượng của mình đã tách khỏi đại quân để xuất kích trước truy kích các lực lượng đang tháo chạy và rút lui của Lưu Bị. Quân của Tào Thuần đã tấn công bất ngờ Lưu Bị ở Trường Bản, bắt được hai cô con gái của Lưu Bị và phu nhân của Lưu Bị cùng nhiều vật tư, quân trang quân dụng cũng như một số quân địch đã đầu hàng.

    Chung Hội

    Chung Hội (225-264), tự Sĩ Quý, người Trường Xã, Dĩnh Xuyên, con của Thái phó Chung Do. Năm 5 tuổi (229), Chung Hội từng được cha dẫn đến gặp Trung hộ quân Tưởng Tế và được Tưởng Tế nhận xét rằng ông không phải là người tầm thường.

    Năm 255, Chung Hội đi theo Tư Mã Sư dẹp loạn ở Hoài Nam do Vô Khâu Kiệm khởi binh. Năm 257, Chung Hội hiến kế cho đại tướng Tư Mã Chiêu bình định phiên quân phản loạn của Gia Cát Đản. Chung Hội được Tư Mã Chiêu rất tin tưởng và được người đương thời gọi là Tử Phòng, trở thành tâm phúc của Tư Mã Chiêu.

    Năm 263, Tư Mã Chiêu quyết định điều quân đi đánh Thục Hán. Chung Hội được cử làm Trấn Tây tướng quân, đô đốc việc quân sự Quan Trung, cầm quân chủ lực trong chiến dịch phạt Thục. Sau khi lập công, Tư Mã Chiêu nhân danh Tào Hoán phong Chung Hội làm Tư đồ, khi đó ông mới 38 tuổi.

    Hoa Vũ (Theo Sohu)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tam-quoc-10-dai-anh-hung-xuat-sac-tu-khi-con-thieu-nien-a318670.html
    Sự kiện: Giải trí 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan