Viên Thiệu thất bại không phải do thiếu hụt nhân tài, mà là vì ông không biết sử dụng những gì mình có trong tay.
Vào giai đoạn cuối thời Đông Hán, vương đạo suy vi, Thiên tử không đủ năng lực để giữ vững chính quyền, vì vậy dẫn đến thiên hạ phân loạn, rồi sau này là thời đại Tam Quốc tranh hùng.
Theo dõi lịch sử Tam Quốc chắc hẳn ai cũng nhận ra nhân tài kỳ sĩ quan trọng thế nào đến sự thành bại. Ví dụ như Viên Thiệu, một nhân vật rất quan trọng trong giai đoạn tiền Tam Quốc. Nhớ năm đó hùng chủ họ Viên đánh bại Khổng Dung, chiếm được một vùng đất rộng lớn, cũng được xem là uy trấn một thời. Tuy nhiên việc thiếu thốn nhân tài phò trợ khiến Viên Thiệu cuối cùng vẫn phải thất bại.
Trên thực tế, Viên Thiệu sở hữu khá nhiều người giỏi. Nhan Lương, Văn Xú, Điền Phong hay Hứa Du, những vị tướng này trong ghi chép lịch sử đều là những nhân vật không hề tầm thường. Vì thế Viên Thiệu thất bại không phải do thiếu hụt nhân tài, mà là vì ông không biết sử dụng những gì mình có trong tay.
Đặc biệt, Viên Thiệu còn sở hữu 2 viên mãnh tướng, tuy không nổi tiếng bằng Nhan Lương, Văn Xú nhưng nếu Viên Thiệu chịu nghe theo họ, lịch sử có lẽ đã khác.
Nhân vật đầu tiên có lẽ còn khá lạ lẫm với nhiều người, nhưng theo ghi chép của Tam Quốc, người đó chính là Cao Lãm. Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, "đất diễn" của Cao Lãm không nhiều nhưng từ miêu tả trong tác phẩm cũng có thể nhận thấy ông rất dũng mãnh thiện chiến và kinh nghiệm trận mạc vô cùng phong phú. Đáng tiếc, tài hoa của Cao Lãm lại không được Viên Thiệu trọng dụng, thậm chí còn bị Thiệu đánh giá tài năng hết sức bình thường.
Trong trận Quan Độ, Cao Lãm luôn bày tỏ sự bất bình với cách thức chỉ huy, điều động bính linh của Viên Thiệu. Vào những thời khắc quan trọng, Cao Lãm nhiều lần góp ý và hiến kế sách nhưng Viên Thiệu không nghe, để rồi đang từ một thế lực cát cứ hùng mạnh, Viên Thiệu thất bại tan tác trước Táo Tháo và qua đời sau đó không lâu.
Còn Cao Lãm sau trận chiến quy thuận quân Tào và được phong làm Thiên tướng quân tước Đông lai hầu.
U Nghĩa cũng là một viên tướng kiệt xuất dưới trướng Viên Thiệu. Vào giai đoạn chư hầu tranh phân, Công Tôn Toản cũng là một thế lực tương đối hùng mạnh và trong Tam Quốc Trí, U Nghĩa được đề cập đến là người duy nhất có thể đánh bại được Toản.
Thậm chí nhiều nhà sử học trực tiếp bình luận rằng, U Nghĩa là khắc tinh của Công Tôn Toản. Tuy nhiên một người tài năng như vậy đến cuối cũng vẫn chẳng thoát khỏi "nanh vuốt" của Viên Thiệu.
Trong cuộc xung đột giữa Viên Thiệu và Công Tôn Toản, khi chiến cục gần như đã định, Viên Thiệu lại đột ngột xử tử U Nghĩa chỉ vì tự nghĩ rằng U Nghĩa kiêu ngạo tự mãn vì lập công. Một lý do thực sự bừa bãi, hoang đường.
Tam Quốc vốn là giai đoạn quần hùng tranh đấu, nếu không biết tín nhiệm nhân tài, ắt sẽ bị "ruồng bỏ". Nếu Viên Thiệu biết tin tưởng, biết trọng dụng Cao Lãm hay U Nghĩa, thì lịch sử có lẽ đã rẽ theo một hướng khác.
Hoa Vũ (Theo Sohu)