+Aa-
    Zalo

    Tam Quốc: 6 vị tướng sau khi đổi chủ mới bắt đầu nổi danh

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Thời Tam Quốc có một số vị tướng không tỏa sáng trên chiến trường ngay từ đầu, mà phải sau khi thất bại đầu hàng, mới bắt đầu nổi danh.

    Thời Tam Quốc có một số vị tướng không tỏa sáng trên chiến trường ngay từ đầu, mà phải sau khi thất bại đầu hàng, đổi chủ mới bắt đầu nổi danh.

    Tam Quốc là thời tranh hùng loạn thế, chứng kiện sự xuất hiện của vô số tinh binh lương tướng. Tuy nhiên có một số vị tướng không tỏa sáng trên chiến trường từ đầu, mà phải sau khi thất bại đầu hàng, đổi chủ mới bắt đầu nổi danh.

    Trương Cáp

    Trương Cáp ban đầu tướng lĩnh dưới trướng của Hàn Phức, cùng tham gia vào cuộc trấn áp loạn Khăn Vàng. Sau khi Hàn Phức thất bại và đánh mất Kinh Châu vào tay Viên Thiệu, Trương Cáp dẫn binh quy hàng quân Viên.

    Trong đại chiến Quan Độ, Viên Thiệu do dự, thiếu quyết đoán, tin lời mưu sĩ Quách Đồ mà không nghe theo lời khuyên của Trương Cáp, dẫn đến thất bại ở trận Ô Sào. Trương Cáp bị Quách Đồ gièm pha, Viên Thiệu lại tin lời Đồ có ý hại Cáp, vì vậy mà Trương Cáp bỏ sang hàng Tào Tháo.

    Tào Tháo vốn đánh ra rất cao Trương Cáp. Khi nghe tin Trương Cáp sang hàng, Tào Tháo rất vui mừng và đích thân chạy ra nghênh đón. Trương Cáp không khiến Tào Tháo thất vọng khi trở thành đại tướng lập được vô số chiến công, đặc biệt là trong các cuộc đối đầu với nhà Thục Hán của Lưu Bị.

    Khi Gia Cát Lượng phát động chiến dịch phạt Bắc, Trương Cáp nhiều lần dẫn quân đi ngăn cản. Cáp giỏi bày binh, thạo địa hình, thông mưu kế, khiến Gia Cát Lượng phải kiêng sợ. Theo ghi chép trong Ngụy lược, trong một lần Gia Cát Lượng lui quân về giữ Kỳ Sơn, Tư Mã Ý sai Trương Cáp đuổi theo, nhưng Cáp nói: "Quân pháp dạy, vây thành tất phải mở lối thoát cho giặc, quân địch chạy chớ nên đuổi theo". Tuy nhiên Tư Mã Ý không nghe, Trương Cáp bất đắc dĩ phải tuân lệnh đuổi theo, cuối cùng rơi vào mai phục của Gia Cát Lượng và tử trận.

    Từ Hoảng

    Từ Hoảng, tự Công Minh, ban đầu là tướng lĩnh của Dương Phụng. Sau Dương Phụng bị Tào Tháo đánh bại, Từ Hoảng mới đi theo phục vụ Tào Tháo. Trong 3 trận đánh lớn nhất của nhà Ngụy là Quan Độ, Xích Bích, Hán Trung, Từ Hoàng đều tham chiến và lập được không ít công trạng.

    Tại trận chiến Phàn Thành, Quan Vũ dẫn nước lũ nhấn chìm thất quân, bắt sống Vu Cấm, vây khốn Tào Nhân. Chính Từ Hoảng là người dẫn quân tri viện, đánh bại một Quan Vũ đang khiến khắp Hoa Hạ đương thời phải khiếp sợ.

    Hoàng Trung

    Hoàng Trung một vị tướng dưới trướng của Lưu Biểu. Khi đó ông chỉ được coi là một viên tướng tốt nhưng chưa có chiến tích gì quá xuất sắc. Đến khi quy thuận Lưu Bị, Hoàng Trung lúc đó đã là một lão tướng quá trung niên, có thể nói cả đời chinh chiến vẫn chỉ là một tướng lĩnh vô danh.

    Thế nhưng, kể từ sau khi đi theo Lưu Bị, Hoàng Trung góp công vào vô số chiến thắng của nhà Thục. Tại Định Quân Sơn, Hoàng Trung một đao chém chết phúc tướng của Tào Tháo là Hạ Hầu Uyên, danh tiếng vang xa, được liệt vào hàng Ngũ hổ tướng, đúng như câu nói "gừng càng già càng cay".

    Ngụy Diên

    Cũng giống như Hoàng Trung, Ngụy Diên ban đầu cũng là tướng lĩnh của Lưu Biểu, sau đầu hàng Lưu Bị. Ngụy Diên được Lưu Bị rất tín nhiệm giao cho trấn thủ Hán Trung, hơn 10 năm không bị xâm phạm.

    Sau khi Lưu Bị mất, Ngụy Diện tiếp tục theo Gia Cát Lượng xuất binh phạt Bắc, là một trong những số ít danh tướng nhà Thục Hán lúc đó. Cuối cùng NGụy Diện bị khép vào tội "có ý đồ mưu phản" mà bị chu di tam tộc. Tuy nhiên cho đến nay, an "Ngụy Diên mưu phản" được xem là một ẩn án lớn thời Tam Quốc, các sử gia nhìn nhận là có nguyên nhân nhưng không có chứng cứ.

    Trương Liêu

    Trương Liêu trước phục vụ cho rất nhiều chủ soái, lần lượt là Đinh Nguyên, Hà Tiến, Đổng Trác và Lữ Bố, nhưng tất cả bọn họ đều binh bại quá nhanh. Cuối cùng, Trương Liêu đi theo Tào Tháo và cũng tìm được "bệ phóng" thích hợp cho mình.

    Trương Liêu cùng Tào Tháo chinh chiến tứ phương, chiếm Hà Bắc, bình định Kinh Châu, diệt họ Viên... tất cả dường như không có chút trắc trở.

    Trong trận chiến tại Hợp Phì, Trương Liêu tuyển lựa lấy 800 quân cảm tử xông vào loạn sát giữa lòng 10 vạn đại quân Đông Ngô. Sau đó, Trương Liêu với 7000 quân đã kiên cường trấn thủ thành công trước các cuộc công đánh của của 10 vạn quân Ngô do Tôn Quyền thống lĩnh. Để rồi khi Tôn Quyền nhụt chí rút lui, Trương Liêu dẫn 2.000 quân xuất thành truy kích, chút nữa đã đoạt mạng được Ngô Vương.

    Khương Duy

    Khương Duy là người nhân tài giữ vai trò quan trọng trong chiến dịch phát Bắc và cũng là người kế thừa được Gia Cát Lượng lựa chọn. Sau khi Gia Cát Lượng mất, Khương Duy kế thừa ý chí, tiếp tục phạt Bắc 11 năm, là một nhân vật hiếm có thời Tam Quốc, được người đời xưng là Ấu Lân. Cho dù Lưu Thiện quá vô năng, sớm đã hàng Tào, nhưng Khương Duy vẫn nuôi mộng khôi phục nhà Thục, chỉ đáng tiếc, mình ông là không đủ để rồi bị giết giữa loạn quân.

    Hoa Vũ (Theo Sohu)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tam-quoc-6-vi-tuong-sau-khi-doi-chu-moi-bat-dau-noi-danh-a317826.html
    Sự kiện: Giải trí 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan