+Aa-
    Zalo

    Tắm cho trẻ sơ sinh trong mùa đông: Lưu ý cần nhớ

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) – Thời tiết trở lạnh khiến nhiều mẹ bối rối trong việc tắm cho trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Một số hướng dẫn sau sẽ giúp bạn vừa đảm bảo vệ sinh cho bé, vừa...

    (ĐSPL) – Thời tiết trở lạnh khiến nhiều mẹ bối rối trong việc tắm cho trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Một số hướng dẫn sau sẽ giúp bạn vừa đảm bảo vệ sinh cho bé, vừa bảo vệ sức khỏe cho con.

    =>> Clip: Người Hà Nội thích thú đón gió mùa đông bắc về

    =>> Đột quỵ - bệnh nguy hiểm chết người dễ mắc vào mùa đông

    Mùa đông đến là lúc thời tiết trở lạnh, trẻ dễ mắc các bệnh lý về đường hô hấp. Làm sao để tắm cho trẻ an toàn là điều mà nhiều bà mẹ quan tâm, lo lắng. Sau đây là một số điều mà bạn nên lưu ý khi tắm cho con:

    Thời điểm tắm cho bé

    Các bác sĩ khuyên rằng, không nên tắm cho trẻ sơ sinh tại nhà quá sớm hoặc quá muộn. Khoảng thời gian lý tưởng nhất để tắm cho bé vào mùa đông là từ 10h đến 10h30 và từ 13h đến 16h. Vì đây là khoảng thời gian thân nhiệt bé ổn định nhất.

    Cách tắm

    1.Chuẩn bị:

    - Để 2 chậu nước, một để cho bé vào tắm và một để cho bé tắm xong dùng để rửa sạch lại. Lưu ý: Bạn cần duy trì nhiệt độ gần như nhiệt độ trong buồng tử cung (từ 32-34 độ C) còn nhiệt độ môi trường khoảng 28 – 29 độ C, mực nước trong chậu chỉ khoảng 8 cm hay nước ngập hết vai khi đặt bé vào. Nước tắm tốt nhất là nước đun sôi, để nguội pha với nước ấm.

    Tắm cho trẻ sơ sinh trong mùa đông: Lưu ý cần nhớ
    Nước tắm cho trẻ sơ sinh tốt nhất là nước đun sôi, để nguội pha với nước ấm. Ảnh minh họa.

    - Chuẩn bị 2 khăn xô, một để nhúng nước rửa mặt, gội đầu, tắm và một chiếc để lau khô khi vừa tắm xong.

    - Khăn choàng cho bé: Các mẹ nên dùng 2 loại khăn: khăn tắm dày và khăn xô mỏng cỡ lớn. Khăn tắm dày để ngoài, khăn xô lót trong để vừa thấm nước sau khi tắm xong, vừa ủ ấm cho bé.

    - Chuẩn bị sẵn quần áo, bao tay, chân, mũ thóp cho bé.

    2. Các bước tắm:

    Lưu ý: Trước khi cho bé xuống nước để tắm, bạn phải bế bé trên tay chừng 5-10 phút để hơi ấm của mẹ truyền sang cho bé. Nếu bé vừa ngủ dậy thì nên kiên nhẫn đợi thêm chút nữa để bé thật tỉnh táo. Tránh tắm khi bé đang ngủ hoặc mới tỉnh giấc vì khi đó, cơ thể bé không đủ ấm kèm với việc cởi quần áo bé ra sẽ làm bé mất nhiệt và dễ bị cảm lạnh.

    Các bước tắm cho bé thứ tự như sau:

    - Rửa mặt: Thực hiện đầu tiên.

    - Gội đầu: Lưu ý lau khô đầu ngay sau khi gội sạch, tránh để nước vào tai bé.

    - Tắm thân người: Mẹ lưu ý phải thao tác nhanh để tránh làm hạ nhiệt, đặc biệt chú ý những vùng có ngấn (nếp gấp) ở cổ, nách,háng phải lau cẩn thận hơn. Nếu đặt trẻ ở tư thế úp sẽ làm trẻ bớt sợ hãi hơn.

    - Sau khi tắm cho bé xong: Đặt bé vào khăn quấn kín từ đầu xuống chân rồi bế bé vào lòng. Lúc này bạn cần lưu ý ủ ấm cho bé. Nếu để ý, bạn sẽ nhận thấy môi bé bị tái đi lúc mới cho ra khỏi chậu và quá trình được mẹ ủ ấm, môi bé sẽ hồng trở lại. Khi thấy môi bé hồng trở lại, hãy từ từ mở khăn, mở đến đâu mặc quần áo cho bé đến đấy.

    Lưu ý khi tắm cho bé vào mùa đông:

    - Mùa đông không nhất thiết phải ngày nào cũng tắm nhưng cần vệ sinh hàng ngày cho bé. Khi vệ sinh, bạn chỉ cần lau sạch cơ thể bé với nước ấm và đặc biệt chú ý vệ sinh và lau khô phần cơ thể từ dưới rốn tới chân. Một tuần có thể tắm 2 lần.

    - Cần đóng kín cửa sổ và cửa ra vào, không để gió lọt vào phòng. Nếu là mùa đông thì nên bật lò sưởi luôn để làm nóng không khí trong phòng. Nếu mẹ dùng lò sưởi cho bé khi tắm thì có thể rút ra lúc bé gần tắm xong. Vì lúc này nhiệt độ trong phòng đã ấm lên nhiều.

    Tắm cho trẻ sơ sinh trong mùa đông: Lưu ý cần nhớ
    Mùa đông không nhất thiết phải ngày nào cũng tắm nhưng cần vệ sinh hàng ngày cho bé. Ảnh minh họa.

    - Trước khi tắm cho bé, nếu nhà có quạt sưởi các mẹ có thể hơ qua quần áo của con vào quạt sưởi, sau đó ủ quần áo vào một cái khăn. Như vậy, khi mặc quần áo vẫn có hơi ấm và bé sẽ không bị rùng mình. Hoặc không dùng quạt sưởi thì mẹ có thể ấp quần áo vào người mẹ cũng được.

    - Nguyên tắc quan trọng khi tắm cho bé vào mùa đông là tắm từ dưới lên trên. Mẹ rửa chân bé đầu tiên, sau đó tắm dần lên trên. Gội đầu thật nhanh cho bé sau cùng để tránh bé bị lạnh khi đang ướt. Đặt một chiếc khăn to trên ngực bé và thường xuyên dội nhẹ nước ấm lên trên.

    - Khi lau khô cơ thể bé, bộ phận rất quan trọng phải lau khô và giữ ấm ngay đó là gan bàn chân. Nếu là trẻ sơ sinh thì một người mặc áo, một người đi tất chân cùng lúc, quần mặc sau cùng.

    - Một số người mẹ thấy thời tiết lạnh thường tắm "từng bộ phận", nhưng như vậy càng làm bé sợ nước và rét hơn. Mẹ nên để cơ thể bé chìm trong nước, đỡ lấy gáy của bé, chú ý tránh mất nhiệt khi kỳ rửa cho bé.

    - Thời gian tắm cho bé không kéo dài quá 2 phút kể từ khi cho bé xuống nước đến lúc cho bé ra khỏi chậu. Chỉ cần tắm cho bé vào mùa đông 2 – 3 lần/tuần.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tam-cho-tre-so-sinh-trong-mua-dong-luu-y-can-nho-a67706.html
    Giới trẻ nhìn về Hà Nội như thế nào?

    Giới trẻ nhìn về Hà Nội như thế nào?

    (ĐSPL) - Chất Hà Nội là gì? Đây là một trong những câu hỏi được quan tâm trong buổi họp báo phát động cuộc thi Multimedia “Chất Hà Nội” với chủ đề “Người và Phố”.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Giới trẻ nhìn về Hà Nội như thế nào?

    Giới trẻ nhìn về Hà Nội như thế nào?

    (ĐSPL) - Chất Hà Nội là gì? Đây là một trong những câu hỏi được quan tâm trong buổi họp báo phát động cuộc thi Multimedia “Chất Hà Nội” với chủ đề “Người và Phố”.

    Táo bón ở trẻ nhỏ - nguyên nhân và cách xử trí

    Táo bón ở trẻ nhỏ - nguyên nhân và cách xử trí

    (Sức khỏe Online) - Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, đa số táo bón ở trẻ em là do chức năng bộ máy tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện, được gọi là táo bón chức năng. Táo bón khiến trẻ biếng ăn, ­­đau bụng, nôn trớ, hay quấy khóc, nếu kéo dài có thể dẫn đến suy dinh dưỡng, chậm lớn. Làm sao để khắc phục tình trạng này?