Tết Thanh Minh và Tết Hàn Thực không giống nhau. Thực chất nguồn gốc thực sự của Tết Hàn Thực là từ tập tục chọn gỗ tạo lửa của người Trung Quốc xưa.
Tết Thanh Minh Ảnh: 致富热 |
Tết Thanh Minh không chỉ là một ngày lễ mà còn là một ngày Tết truyền thống của Trung Quốc. Cứ đến ngày Thanh Minh, ngoài các hoạt động tế lễ, người Trung Quốc còn có rất nhiều tập tục khác. Đặc biệt nhất phải kể đến những tập tục trong ăn uống. Vào Tết Thanh Minh người Trung Quốc thích thưởng thức những đồ lạnh nấu sẵn từ trước. Vậy tập tục này bắt nguồn từ đâu?
1. Người Trung Quốc ăn gì vào Tết Thanh Minh?
Món ăn đầu tiên, không thể không kể đến đó là Bánh trôi xanh. Tập tục ăn Bánh trôi xanh xuất hiện nhiều ở vùng Giang Nam. Người ta dùng cây lúa mạch non ép lấy nước, lấy nước này trộn với bột gạo nếp nhuyễn đã được hong qua nắng, sau đó nặn bánh.
Nhân bánh được làm từ bột đậu đỏ xay mịn thêm đường, ngoài ra khi nặn bánh người ta còn bỏ vào một viên xá xíu. Sau được nặn xong, bánh được cho vào lồng hấp. Khi bánh chín, người ta dùng một chiếc cọ nhỏ quét một lớp dầu thực vật lên mặt bánh. Như vậy chiếc Bánh trôi xanh đã được hoàn thành.
Bánh trôi xanh Ảnh: 致富热 |
Tiếp theo là món Bánh ngải. Người Hakka (còn gọi là người Hẹ) quan niệm nếu trước ngày Thanh Minh mà ăn Bánh ngải thì cả năm sẽ không bị bệnh tật gì.
Bánh ngải là món ăn nhẹ không thể thiếu vào Tết Thanh Minh của người Hakka. Đầu tiên rau ngải hái về rửa sạch sau đó cho vào nồi luộc. Đợi rau chín vớt ra để ráo nước, nhớ giữ lại phần nước luộc để trộn bột.
Dùng phần rau ngải được luộc chín nghiền nhuyễn, càng nhuyễn càng tốt, sau khi nghiền xong trộn chúng với bột nếp và nước luộc rau ngải, cuối cùng chỉ cần nặn bánh nữa là xong.
Dùng vừng, đậu đỏ, đậu phộng đã chuẩn bị sẵn cho vào trong làm nhân bánh sau đó nặn thành hình tròn dẹt. Sau khi bao bánh xong cho vào nồi hấp cách thủy tầm 15-20 là bánh đã hoàn thành.
Bánh ngải Ảnh: 致富热 |
Cuối cùng là món ăn không thể thiếu trong Tết Thanh Minh của người Thái Ninh ( Tam Minh, Phúc Kiến) đó là bánh nấm.
Nguyên liệu chính làm nên Bánh nấm là rau khúc, hay còn gọi là rau tai phật, người địa phương hay gọi là cỏ nấm. Hàng năm cứ đến dịp trước Tết Thanh Minh, cỏ nấm mọc khắp đồng ruộng, xanh non mơn mơn, đây là một dịp vo cùng thích hợp để làm bánh nấm.
Bánh nấm ở phía Bắc và phía Nam Thái Ninh có sự khác nhau. Phía bắc người ta dùng cỏ nấm tươi vừa mới hái làm nguyên liệu, bánh được nặn tròn như mặt trăng, gần giống như bánh bao, còn ở miền Bắc người ta lại dùng bột của cỏ nấm để nặn bánh, bánh được nặn giống trăng khuyết, giống bánh trôi nước hơn.
Người miền Nam Thái Ninh thường ăn bánh vào đêm trước ngày Thanh Minh, họ thích hương vị tươi mới, không quan trọng là phải ăn đúng ngày.
Bánh nấm Ảnh: 致富热 |
2. Tết Thanh Minh có nguồn gốc từ đâu?
Tương truyền vào đời Xuân Thu, Trọng Nhĩ ( Tấn Văn Công Trọng Nhĩ) gặp loạn phải bỏ nước lưu vong, chịu ngàn khổ cực. Bấy giờ có hiền sĩ tên Giới Tử Thôi đi theo hộ tống vua.
Một hôm trên đường đi lánh nạn, lương thực cạn kiệt, vua sắp chết đói, Giới Tử Thôi lén cắt một miếng thịt đùi của mình để nấu cho vua ăn. Vua biết được cảm kích vô cùng. Về sau Trọng Nhĩ giành lại được ngôi báu ( Tấn Văn Công vua nước Tấn, một trong năm ngũ bá). Lúc này ông thưởng rất hậu cho những người đã giúp mình nhưng quên mất Giới Tử Thôi. Ông không oán hận gì, đưa mẹ vào núi Điền Sơn ở ẩn.
Về sau Tấn Văn Công nhớ ra cho người đi tìm nhưng Giới Tử Thôi không chịu ra nhận thưởng, ông cho người đốt rừng nhằm uy hiếp Giới Tử Thôi nhưng ông quyết không tuân mệnh. Cuối cùng hai mẹ con Giới Tử Thôi bị chết cháy trong rừng.
Tấn Văn Công cảm thấy vô cùng hối hận, ra lệnh vào thời điểm đó hàng năm không được đốt lửa trong 3 ngày, tất cả phải ăn đồ ăn nguội, gọi là Tết Hàn Thực ( Người dân giới Hưu tỉnh Sơn Tây đều có kí ức rất rõ về việc này, nhưng chỉ là trong tư tưởng, thực tế họ vẫn nấu ăn vào những ngày này).
Thực chất nguồn gốc thực sự của Tết Hàn Thực là từ tập tục chọn gỗ tạo lửa của người xưa. Vào các mùa khác nhau người ta sẽ dùng những loại gỗ khác nhau để lấy lửa. Khi nguồn lấy lửa cũ hết phải thay nguồn lấy lửa mới, trước khi tìm được nguồn lấy lửa mới thì không được dùng hết sạch nguồn lấy lửa cũ. Các tập tục như tảo mộ, du ngoạn, chọi gà,... là những tập tục quen thuộc vào Tết Thanh Minh. Trong đó tảo mộ là tập tục có nguồn gốc lâu đời nhất.
Ảnh minh họa Ảnh: 致富热 |
3. Người dân ở các vùng khác nhau ăn Tết Thanh Minh thế nào?
Người Sơn Đông tùy vùng khác nhau sẽ có tập tục ăn khác nhau: Người Tức Mặc ăn trứng gà và bánh nguội ( bánh bao, màn thầu,...), người Chiêu Viễn, Trường Loan ăn trứng gà và cơm Cao Lương. Tương truyền nếu không làm như vậy thì sẽ bị mưa đá.
Người Thượng Hải thì lại có phong tục khác. Theo tập tục cũ, người ta sẽ đem những chiếc bánh đã được thắp hương, cúng lễ đi hong khô và bảo quản, đến ngày lập hạ họ sẽ mang chúng ra rán và phát cho trẻ con ăn, như vậy chúng sẽ không bị mắc các bệnh mùa hè. Ngoài ra người Thượng Hải cũng ăn bánh trôi xanh, một số người thích ăn cháo hoa đào.
Ảnh: 致富热 |
4. Tết Hàn Thực và Tết Thanh Minh có giống nhau không?
Tết Hàn Thực không phải Tết Thanh Minh. Trước kia Tết Thanh Minh cũng chỉ là một ngày lễ bình thường, trong ngày này người ta thưởng tưởng nhớ đến công ơn tổ tiên. Nói đến Tết Thanh Minh người ta thường nói đến Tết Hàn Thực bởi nó được bắt nguồn từ Tết Hàn Thực sau đó phát triển dần, từ đó các tập tục trong Tết Hàn Thực cũng biến thành các tập tục trong ngày Thanh Minh. Tính từ thời Xuân Thu cho đến nay, Tết Thanh Minh đã có lịch sử hơn 2.600 năm.
Tết Hàn Thực còn được gọi là “Tết cấm lửa”, “ Tết lạnh”, “ Tết bách ngũ”, là ngày thứ 105 sau Đông chí, trước Thanh Minh 1-2 ngày. Vào ngày Tết Hàn Thực, mọi người không được dùng lửa, tất cả phải ăn đồ ăn nguội.
Do Tết Hàn Thực và Tết Thanh Minh gần nhau,nên ảnh hưởng lẫn nhau, về sau các phong tục như tảo mộ, du xuân, đánh đu, đá bóng (bóng mây),... dần xuất hiện nhiều. Với lịch sử hơn 2000 năm, Tết Hàn Thực được coi là ngày Tết dân gian lớn đầu tiên của Trung Quốc.
Tết Hàn Thực có liên quan đến quan niệm của người xưa về tự nhiên. Ở Trung Quốc, nổi lửa sau ngày Tết Hàn Thực là biểu tượng cho nghi thức tiễn cái cũ, đón cái mới, tượng trưng cho một giai đoạn mới, hi vọng mới, cuộc sống mới bắt đầu. Bên cạnh đó là thể hiện sự biết ơn, hơn nữa là để cảm ơn “quá khứ”.
Tết Thanh Minh ăn đồ ăn nguội chủ yếu là vì Tết Thanh Minh gần ngày Tết Hàn Thực, họ làm vậy để tưởng nhớ Giới Tử Thôi. Phong tục đón tết Thanh Minh ở các vùng khác nhau ở Trung Quốc đều khác nhau, họ chủ yếu sẽ ăn Tết tập tục ở địa phương.
SUN(Theo Zhifure)