Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đề nghị VKSND Tối cao xem xét thay đổi tội danh từ “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” sang tội " Nhận hối lộ" đối với ông Phạm Xuân Thăng (cựu Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương).
Cơ quan điều tra nhận định có đủ căn cứ xác định ông Phạm Công Tạc (cựu Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ - KH&CN) nhận của bị can Phan Quốc Việt 50.000 USD. Tuy nhiên ông Phạm Công Tạc không trao đổi, bàn bạc, thỏa thuận, gây khó khăn nhằm mục đích để ông Việt phải đưa tiền.
Do ông Võ Đình Sớm đang bị Cơ quan điều tra VKSND Tối cao khởi tố và tạm giam về hành vi nhận hối lộ, nên Chánh án TAND tỉnh Gia Lai Phạm Duy Lam đã ký quyết định tạm đình chỉ công tác đối với thẩm phán này trong thời hạn chỉ 90 ngày.
Sau khi đã củng cố chứng cứ, tài liệu, Cơ quan điều tra VKSND Tối cao đã ra quyết khởi tố bị can, ra lệnh tạm giam đối với ông Võ Đình Sớm, Thẩm phán TAND tỉnh Gia Lai.
Liên quan đến vụ bắt một thẩm phán TAND tỉnh Gia Lai, Cơ quan điều tra thuộc Viện KSND Tối cao đã tìm thấy 16 tệp tiền nhiều mệnh giá, tổng giá trị là 500 triệu đồng trong phòng làm việc của ông Võ Đình Sớm, Thẩm phán TAND tỉnh Gia Lai.
Sau khi mở rộng điều tra các vụ án “nhận hối lộ”, “đưa hối lộ và nhận hối lộ” liên quan đến các sai phạm đất đai xảy ra trên địa bàn huyện Bảo Lâm, công an huyện đã khởi tố và bắt tạm giam thêm 3 cán bộ.
13 bị can bị khởi tố là các cá nhân, đại diện doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã thực hiện hành vi “Đưa hối lộ” theo quy định tại Điều 364 Bộ luật Hình sự.
Quyền lợi của khách hàng đã mua vé máy bay của các doanh nghiệp tổ chức chuyến bay combo, chuyến bay giải cứu được HĐXX đề cập đến trong phiên tòa công bố bản án vụ án “chuyến bay giải cứu”.
Ông Trần Hùng bị truy tố về tội Nhận hối lộ. Tại phiên tòa xét xử, bị cáo Trần Hùng là người duy nhất kêu oan, 35 bị cáo khác đã thừa nhận hành vi phạm tội.
71 cán bộ, giáo viên Trường THPT Lê Lợi (quận Hà Đông, Hà Nội) đã gửi đơn tới TAND TP.Hà Nội xin giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị cáo Chử Xuân Dũng (cựu Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội).
Trong quá trình điều tra và xét xử vụ "chuyến bay giải cứu", tính đến nay các bị cáo cùng gia đình đã nộp tiền khắc phục hậu quả khoảng 135 tỷ đồng và 1,85 triệu USD.
Bị cáo Phạm Trung Kiên (cựu Thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế) đã nộp thêm 7 tỷ đồng để khắc phục tổng số tiền khoảng 42 tỷ đồng trong số tiền 42,6 tỷ đồng nhận hối lộ.
Đại diện VKS khẳng định có đủ căn cứ kết luận cựu Cục phó Quản lý thị trường Trần Hùng nhận 300 triệu đồng thông qua Nguyễn Duy Hải, chứ không chỉ căn cứ vào duy nhất lời khai của bị cáo Hải.
Tại phiên toà "chuyến bay giải cứu", trong phần đối đáp lại quan điểm của đại diện Viện Kiểm sát, cựu điều tra viên Hoàng Văn Hưng bật khóc, tiếp tục kêu oan.
Tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án nhận hối lộ của Cựu Phó Cục trưởng Quản lý thị trường Hà Nội và 35 đồng phạm, VKSND đã đề nghị mức án xử phạt đối với bị cáo Trần Hùng là 9-10 năm tù.
Theo cáo trạng của VKSND huyện Minh Hóa (tỉnh Quảng Bình), Đinh Thị Thu Hiền nhận hối lộ 2 lần với tổng số tiền 9 triệu đồng, phạm vào Khoản 2, Điều 354 Bộ Luật Hình sự.
Tại phiên xét xử, Thẩm phán, Chủ tọa phiên tòa Vũ Quang Huy thông báo để tạo điều kiện cho luật sư và các bị cáo thực hiện việc nộp tiền khắc phục hậu quả vụ án nên HĐXX tạm dừng phiên tòa.
Tại phiên tòa xét xử vụ “chuyến bay giải cứu” bị cáo Hoàng Văn Hưng (cựu Trưởng phòng 5, Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an) cho rằng mình bị oan đồng thời đề cập tới việc bỏ lọt tội phạm.
Các đối tượng đã có hành vi cò mồi, móc nối, nhận tiền từ các chủ xe để hối lộ cho các lãnh đạo Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 43-05D, với mục đích hợp thức hồ sơ cải tạo, cấp giấy chứng nhận cải tạo trái quy định pháp luật.
Cựu Thứ trưởng bị cáo buộc đã nhận hối lộ 37 lần của 13 doanh nghiệp, tổng số 21,5 tỷ đồng trong quá trình cấp phép các chuyến bay giải cứu cho doanh nghiệp và bị truy tố theo khung hình phạt tới tử hình.