Trường tiểu học Đăk Pxi nằm xã vùng sâu đặc biệt khó khăn của huyện Đăk Hà cơ sở vật chất, điều kiện cho giáo viên, học sinh còn thiếu thốn. Tuy nhiên, với niềm yêu nghề, yêu học sinh, các cô giáo bám làng, bám bản nơi đây đã vượt qua bao gian nan để tích cực ươm những mầm xanh trên mảnh đất còn gian khó.
26 năm gắn bó với sự nghiệp với lòng yêu nghề, nhiệt huyết và năng lực chuyên môn vững vàng, cô Nguyễn Thị Hồng Khanh, giáo viên Trường Mầm non Xuân Long, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn luôn hết lòng vì học sinh, trở thành tấm gương sáng, được học sinh và đồng nghiệp tin tưởng, yêu quý.
Cô giáo Nguyễn Thị Tý bất chấp hiểm nguy, bám thân cây vượt suối để đến lớp mầm non ở điểm trường nóc Ông Bình, thôn 3, xã Trà Dơn (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam).
Trà Thị Thu - cô giáo trên núi Ngọc Linh (27 tuổi, giáo viên điểm trường Tắk Pổ - Trường Phổ thông dân tộc Bán trú Tiểu học Trà Tập, huyện Nam Trà My, Quảng Nam) gây bão mạng không chỉ vì xinh đẹp mà còn hết lòng vì các em nhỏ và người dân vùng cao.
Dãy nhà cấp bốn với 3 phòng học nằm tựa bên lưng núi đã phai màu thay bằng những lớp rêu xanh bám âm thầm chứng kiến những cô cậu học sinh trưởng thành.
Là giáo viên vùng cao, khó khăn nào cũng đã trải qua, cay đắng nào cũng đã nếm đủ, gần 20 năm qua, cô Lê Thị Hạnh luôn cô gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Việc chăm sóc, giáo dục trẻ rối loạn tự kỷ không đơn giản như các trẻ em khác, vì đa số trẻ đều gặp nhiều khó khăn trong phát triển như ngôn ngữ, giao tiếp xã hội...
Vượt qua quãng đường dốc núi trơn trượt dài 15km, các thầy cô đã không quản vất vả băng rừng, vượt suối để cõng bàn ghế từ điểm bản xa về điểm trường cho học sinh nghèo.