+Aa-
    Zalo

    Sự sụp đổ kinh tế của Sri Lanka gióng lên 'hồi chuông cảnh báo' cho các thị trường mới nổ

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Cuộc khủng hoảng kinh tế chính trị tại Sri Lanka vẫn đang ngày càng nghiêm trọng ngay cả khi Tổng thống Gotabaya Rajapaksa đã từ chức.

    Quyền tổng thống Sri Lanka, Thủ tướng Ranil Wickremesinghe đã ban bố tình trạng khẩn cấp vào ngày 12/7 (giờ địa phương) sau khi Tổng thống khi ấy là ông Gotabaya Rajapaksa rời đất nước đến Maldives trong bối cảnh làn sóng biểu tình phản đối chính phủ đang nổ ra do cuộc khủng hoảng kinh tế. 

    Giám đốc Địa lý Kinh tế của Hội đồng Đại Tây Dương Josh Lipsky mới đây đã nhận xét về sự sụp đổ kinh tế của Sri Lanka và những tác động của việc này đối với các thị trường mới nổi (EM). Theo đó, ông Lipsku nhận định: "Điều đó đã gióng lên hồi chuông cảnh báo".

    Ông Lipsky trích dẫn những khó khăn kinh tế vĩ mô toàn cầu - chẳng hạn như ngừng hoạt động du lịch, tham nhũng và gánh nặng nợ nần cao - đối với cuộc khủng hoảng kinh tế của Sri Lanka. Ngân hàng Trung ương Sri Lanka đã ghi nhận tỷ lệ lạm phát trung bình hàng năm là 18,4% vào tháng 6/2022, trong đó lạm phát lương thực tăng 80,1% so với cùng kỳ năm trước (YoY).

    khung hoang sri lanka
    Sri Lanka đang đối mặt với các cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất trong nhiều thập kỷ. Ảnh: Getty 

    Nhưng Sri Lanka không phải là quốc gia duy nhất gặp khó khăn. Ông chỉ ra: "Bạn phải nhìn vào El Salvador, Ghana, Tunisia, Ai Cập và thậm chí cả Pakistan, là một loạt các loại EM khác nhau ở các khu vực khác nhau trên thế giới có nguy cơ vỡ nợ".

    Theo đó, ông gợi ý các nước nên xử lý từng cuộc khủng hoảng một. Ông giải thích: "Chúng tôi biết một bài học lịch sử là cuộc khủng hoảng này dẫn đến cuộc khủng hoảng khác. Chúng tôi nghĩ đến cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, sau đó là cuộc khủng hoảng Khu vực đồng tiền chung châu Âu. Sau đó, hãy nhìn vào Mùa xuân Ả Rập và bất ổn chính trị kéo theo. Những thứ này được kết nối với nhau và vì vậy chúng ta không thể tách rời chúng. Các tác động kinh tế và chính trị có sự đan xen lẫn nhau". 

    Nền kinh tế toàn cầu đã bị ảnh hưởng vào năm 2022 sau khi Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, gây căng thẳng lên giá dầu và hàng hóa thế giới. Triển vọng Kinh tế tháng 6/2022 của OECD dự báo mức tăng trưởng GDP toàn cầu giảm mạnh ở mức 3%.

    Ông Lipsky nói thêm: "Bạn có giá thực phẩm cao, giá năng lượng cao, đồng USD mạnh, lãi suất cao ở Mỹ, gánh nặng nợ nần cao, gánh nặng nợ cao nhất mà chúng tôi từng thấy vào thời điểm này. Và đằng sau tất cả, bạn có một chủ nợ không sẵn sàng đàm phán lại". 

    Trung Quốc là chủ nợ lớn nhất thế giới và đã cho 150 quốc gia vay hơn 1,5 nghìn tỷ USD. Báo cáo Thống kê Nợ Quốc tế năm 2022 của Ngân hàng Thế giới cho biết các khoản vay này chủ yếu được cấp cho các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình. Tuy nhiên, đại dịch COVID-19 đã khiến các quốc gia này gặp khó khăn trong việc đáp ứng các nghĩa vụ trả nợ của họ.

    Trung tâm Stimson nhận thấy rằng các quốc gia đang tìm đến Câu lạc bộ Paris - một nhóm các chủ nợ phương Tây, những người giúp các nước tái cơ cấu và cấp vốn - để xóa nợ. Tuy nhiên, theo ông Lipsky vấn đề đặt ra là Trung Quốc không phải thành viên của Câu lạc bộ Paris và tổ chức này không muốn từ bỏ các nghĩa vụ thanh toán cho Trung Quốc.

    Ông Lipsky đã theo dõi Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo G20 sắp tới ở Indonesia và dự đoán các quốc gia có thể đối đầu với Trung Quốc về các hoạt động cho vay của nước này, có thể là yêu cầu họ đàm phán lại về các khoản nợ. 

    Minh Hạnh(Theo Yahoo Finance)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/su-sup-do-kinh-te-cua-sri-lanka-giong-len-hoi-chuong-canh-bao-cho-cac-thi-truong-moi-no-a544759.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan