+Aa-
    Zalo

    Sự cố Báo Mới, Zing, VOV... không thể truy cập: VNG có phải bồi thường?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Báo Mới và hàng loạt báo điện tử như: Thanh niên, VOV, Zing… không thể truy cập suốt nhiều tiếng đồng hồ. Vậy VNG có phải bồi thường sau sự cố này?

    Báo Mới và hàng loạt báo điện tử như: Thanh niên, VOV, Zing… không thể truy cập suốt nhiều tiếng đồng hồ. Vậy VNG có phải bồi thường sau sự cố này?

    Dư luận đang đặc biệt quan tâm sự cố hàng loạt website các trang báo như: Thanh Niên, Sài Gòn Giải Phóng, Pháp Luật TP.HCM, Zing.vn, An ninh thủ đô, VOV... không truy cập được trong nhiều tiếng đồng hồ. Ngoài ra, một số sản phẩm của VNG như Zing Mp3, Zalo, Báo Mới và các trang game chập chờn hoặc không vào được.

    Thông tin ban đầu được biết, các trang báo trên sử dụng hệ thống quản lý nội dung (CMS) ePi, thuộc Báo Mới. Hệ thống quản lý của ePi đặt tại trung tâm dữ liệu ở công viên phần mềm Quang Trung (QTSC), thuộc VNG. Tuy nhiên, sáng nay QTSC mất điện nên xảy ra sự cố.

    Ngoài ra, các cá nhân, công ty khác dùng server của VNG được đặt tại Data Center cũng gặp sự cố. Nhiều ý kiến tỏ ra băn khoăn về việc VNG có phải bồi thường sau sự cố này hay không?

    Nhiều dịch vụ do VNG cung cấp gặp phải lỗi truy cập vào ngày hôm nay.

    Xung quanh vấn đề trên, trao đổi với PV báo Người Đưa Tin, luật sư Nguyễn Thế Truyền (đoàn luật sư TP.Hà Nội) cho rằng, giả sử nguyên nhân đúng là do mất điện dẫn đến sự cố trên thì sẽ có 2 tình huống xảy ra.

    Tình huống thứ nhất, nếu trước đó phía công ty cung cấp điện đã có lịch cắt điện, gửi thông báo cụ thể, đầy đủ đến VNG theo đúng quy định mà VNG không có kế hoạch dự phòng dẫn đến thiệt hại cho các trang báo điện tử hoặc các đối tác khác thì VNG phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

    Vị luật sư phân tích: “Có 2 khoản là phạt theo hợp đồng và bồi thường ngoài hợp đồng. Nếu trong hợp đồng, đơn vị nào ký kết với VNG có điều khoản đảm bảo cung cấp dịch vụ 24/7… thì cứ bám vào điều khoản trong hợp đồng để phạt. Ngoài ra, vì việc vi phạm đó mà khách hàng của VNG còn bị thiệt hại lớn thì có thể yêu cầu VNG bồi thường ngoài hợp đồng.

    Khách hàng của VNG phải kê số tài sản thiệt hại gửi cho VNG để yêu cầu bồi thường. Nếu VNG không đồng ý bồi thường với khoản chi phí mà khách hàng đưa ra thì 2 bên có thể thỏa thuận. Cuối cùng, nếu không thỏa thuận được thì khởi kiện ra tòa”.

    Tình huống thứ hai có thể xảy ra, giả sử, nếu phía công ty cung cấp điện bất ngờ cắt điện mà không thông báo trước kế hoạch cho VNG thì công ty cung cấp điện cũng phải liên đới chịu trách nhiệm.

    Theo luật sư Truyền, việc bồi thường trong các hoạt động kinh tế là ứng xử hợp lý và văn minh. Bên nào làm sai thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Còn mức phạt, bồi thường ra sao là do các bên thỏa thuận.

    Nguyễn Hường/Người Đưa Tin

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/su-co-bao-moi-zing-vov-khong-the-truy-cap-vng-co-phai-boi-thuong-a245096.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan