+Aa-
    Zalo

    Sông ngập rác sau lễ thả cá chép tiễn ông Táo về trời

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) – Tại TP Vinh, một bộ phận người dân không ý thức, sau khi thả phóng sinh cá chép để đưa ông Táo về trời đã "vô tư" vứt lại túi nilon xuống sông gây ô nhiễm nghiêm trọng.

    (ĐSPL) – Chỉ sau một buổi chiều, các con sông ở TP Vinh (Nghệ An) như sông Cửa Tiền hay sông Lam đoạn có cầu Bến Thủy bắc qua ngập trong rác thải, bởi một bộ phận người dân không ý thức đã “vô tư” xả ra sau khi đến đây thả cá chép.

    Theo tục lệ cổ truyền, người Việt tin rằng, hàng năm, cứ đến ngày 23 tháng Chạp Âm lịch, Táo Quân lại cưỡi cá chép bay về trời để trình báo mọi việc xảy ra trong gia đình với Ngọc Hoàng. Cho đến đêm Giao thừa Táo Quân mới trở lại trần gian để tiếp tục công việc coi sóc bếp lửa của mình. 

    Trong tâm thức của người Việt, "cá vượt Vũ môn" hay "cá chép hóa rồng" còn mang ý nghĩa của sự thăng hoa; biểu tượng của tinh thần vượt khó, sự kiên trì, bền chí chinh phục tri thức để đi tới thành công; biểu trưng cho nhân cách thanh cao tiềm ẩn hoặc hướng đến một kết quả tốt đẹp. Phóng sinh cá chép ngày Tết ông Công ông Táo không chỉ là một nét đẹp văn hóa, đồng thời còn thể hiện sự từ bi quý báu của người Việt Nam. Chính vì thế mà phong tục này vẫn đang được phát huy và lưu truyền lại cho thế hệ sau này hiểu được về văn hóa dân tộc.

    Thả cá chép vào ngày 23 tháng Chạp là nét đẹp truyền thống từ xưa của người Việt.
    Theo ghi nhận của PV báo Đời sống và Pháp luật, vào buổi chiều muộn ngày hôm qua (23 tháng Chạp), rất đông người dân đã đến sông Cửa Tiền hoặc cầu Bến Thủy để thực hiện nghi lễ thả cá chép, tiễn ông Công ông Táo về trời. Đây là nét văn hóa lâu đời của người Việt, là nét đẹp truyền thống mà cha ông ta để lại. Thế nhưng, do thiếu ý thức, điều này đã dẫn đến hệ lụy không đáng có cho môi trường nước.
    Một bộ phận người dân thiếu ý thức đã “vô tư” xả lại rác thải ngay trên sông làm ô nhiễm môi trường nước, mất mỹ quan đô thị. Sau khi thả cá, họ vứt hẳn túi ni lông, giấy báo... xuống sông hoặc cùng nhau để lại trên bờ, tạo nên những bãi rác mới. Một số người còn hiên ngang đứng ngay trên thành cầu thả cả cá lẫn túi ni lông xuống một cách nhanh chóng.
    Rác trôi lập lờ trên sông Cửa Tiền.

    Điều đáng nói hơn, sau khi người dân thả cá chép ra sông thì ngay ở dưới, những chiếc thuyền cũng lao nhanh ra, người ngồi trên dùng xô, chậu… vớt cá lại rồi lại mang đi bán. Có lẽ cũng vì lặp đi lặp lại quá nhiều lần như thế mà qua quan sát, PV nhận thấy, những con cá được thả ra chỉ có thể nằm yên một chỗ hoặc cũng có thể bơi nhưng rất yếu.

    Một số hình ảnh PV báo Đời sống và Pháp luật ghi lại được trong chiều 23 tháng Chạp:

    Rất đông người dân đến sông Cửa Tiền thực hiện nghi thức thả cá chép.
    Và cả ở cầu Bến Thủy, đoạn bắc qua sông Lam.
    Người dân đến thả cá chép...
    ...và cả tro hương
    Kết quả sau một buổi chiều...
    Phía dưới sông, một số người dân chèo thuyền ra chờ đợi bắt lại cá...
    Tiện tay vứt luôn túi ni lông xuống sông...
    ...và để lại lò hóa vàng mã sát thành cầu.
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/song-ngap-rac-sau-le-tha-ca-chep-tien-ong-tao-ve-troi-a83634.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan