+Aa-
    Zalo

    Sống chung mà không đăng ký kết hôn có vi phạm pháp luật không?

    (ĐS&PL) - Nhiều người có lẽ vẫn đang băn khoăn về vấn đề liệu sống chung mà không đăng ký kết hôn thì có vi phạm pháp luật hay không.

    Sống chung mà không đăng ký kết hôn liệu có vi phạm pháp luật?

    Điều 14 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 đã quy định giải quyết hậu quả của việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn, cụ thể như sau:

    1. Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 chung sống với nhau như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng.

    Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014.

    2. Nếu nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng theo như quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 nhưng sau đó thực hiện việc đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật,  quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm đăng ký kết hôn.

    Hiện tại, việc kết hôn là do tự nguyện của hai bên chứ không có quy định là sống chung thì phải đăng ký kết hôn. Vì vậy, không có quy định xử phạt về việc sống chung mà không đăng ký kết hôn.

    Không có quy định xử phạt về việc sống chung mà không đăng ký kết hôn. Ảnh minh họa

    Không có quy định xử phạt về việc sống chung mà không đăng ký kết hôn. Ảnh minh họa

    Có cần yếu tố tự nguyện khi đăng ký kết hôn giữa nam và nữ?

    Điều 8 và Điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:

    Về điều kiện kết hôn

    1. Nam, nữ kết hôn với nhau thì phải tuân theo các điều kiện dưới đây:

    a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, còn nữ từ đủ 18 tuổi trở lên

    b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định

    c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự

    d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo như quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014.

    2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.

    Về đăng ký kết hôn

    1. Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 và pháp luật về hộ tịch.

    Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định ở khoản này thì không có giá trị pháp lý.

    2. Vợ chồng đã ly hôn muốn xác lập lại quan hệ vợ chồng thì cần phải đăng ký kết hôn.

    Có thể thấy, việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định. Do đó, sự tự nguyện là một trong các điều kiện để có thể tiến hành đăng ký kết hôn đúng pháp luật.

    Giấy chứng nhận kết hôn phải có những thông tin nào?

    Điều 17 Luật Hộ tịch 2014 đã quy định về thẩm quyền đăng ký kết hôn và nội dung Giấy đăng ký kết hôn, cụ thể như sau:

    1. UBND cấp xã nơi cư trú của một trong hai bên nam, nữ thực hiện đăng ký kết hôn.

    2. Giấy chứng nhận kết hôn phải có những thông tin sau đây:

    a) Họ, chữ đệm và tên; ngày, tháng, năm sinh; dân tộc; quốc tịch và nơi cư trú, cũng như thông tin về giấy tờ chứng minh nhân thân của hai bên nam và nữ.

    b) Ngày, tháng, năm đăng ký kết hôn.

    c) Chữ ký hoặc điểm chỉ của hai bên nam, nữ cùng xác nhận của cơ quan đăng ký hộ tịch.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/song-chung-ma-khong-ang-ky-ket-hon-co-vi-pham-phap-luat-khong-a435513.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan