Với tình trạng băng trên thế giới đang tan nhiều hơn, rủi ro các mầm bệnh thoát ra cũng tăng.
Nhóm nhà khoa học Mỹ và Trung Quốc đã nghiên cứu hai lõi băng từ sông băng ở cao nguyên Tây Tạng và phát hiện 28 mẫu virus hoàn toàn mới.
Cụ thể, nhóm chuyên gia thực hiện ba bước loại bỏ các chất ô nhiễm ở bề mặt lõi băng để tiến hành nghiên cứu.
Đầu tiên, trong phòng lạnh -5 độ C, họ dùng cưa nạo bỏ nửa cm băng. Tiếp theo, các mẫu vật được rửa bằng ethanol, sau đó đến nước. Phân tích hai lõi băng, các nhà khoa học phát hiện mẫu gene của 33 nhóm virus, trong đó 28 nhóm hoàn toàn mới.
Sông băng 15.000 năm tuổi tan có thể giải phóng virus cổ xưa. Ảnh minh họa |
Dấu tích của các vi sinh vật cổ sẽ cung cấp thêm thông tin về khí hậu thời xưa và sự tiến hóa của Trái Đất.
"Điều này có thể làm tổn thất mẫu lưu trữ giúp đem lại thông tin về khí hậu Trái Đất thời xưa. Trong trường hợp xấu, băng tan có thể giải phóng các mầm bệnh ra môi trường", nhóm nghiên cứu cảnh báo.
Phần lớn các mầm bệnh này đều chưa được giới khoa học biết đến nên gần như không thể dự đoán ảnh hưởng của chúng đối với con người.
Năm 2016, bệnh than bùng phát ở Siberia khiến 96 người nhập viện và hơn 2.000 tuần lộc chết. Mầm bệnh than có thể tồn tại trong thời gian rất dài. Dịch bệnh khi đó được cho là do tầng đất vĩnh cửu tan ra, để lộ xác tuần lộc bị nhiễm bệnh nhiều thập kỷ trước.
Chantal Abergel, nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp đã không ngạc nhiên khi nhiều loại virus trong lõi băng hoàn toàn mới.
"Chúng ta còn rất lâu nữa mới có thể lấy mẫu toàn bộ virus trên Trái Đất", Abergel nói.
Vũ Đậu(T/h)