+Aa-
    Zalo

    Sau M&A bánh bao Thọ Phát, KIDO nhảy vào thị trường nước mắm và hạt nêm

    (ĐS&PL) - Tập đoàn KIDO tiếp tục cho ra mắt các sản phẩm nước mắm, hạt nêm với nhãn hiệu Tường An và Tường An Unicook.

    Theo báo Người lao động, ngày 25/12, Tập đoàn KIDO công bố chính thức cho lên kệ của các hệ thống phân phối 4 sản phẩm mới thuộc ngành hàng gia vị, gồm: nước mắm cá cơm Tường An; hạt nêm Tường An Unicook.

    "Ông lớn" ngành hàng tiêu dùng nhanh này đồng thời phát triển những bộ sản phẩm thiết yếu đi cùng nhau gồm dầu ăn, hạt nêm, nước mắm, bơ thực vật… trong dịp Tết nguyên đán này nhằm giúp các điểm bán và người tiêu dùng có thêm nhiều sự lựa chọn, đa dạng hóa việc trải nghiệm sản phẩm.

    sau ma banh bao tho phat kido nhay vao thi truong nuoc mam va hat nem
    Sau M&A bánh bao Thọ Phát, KIDO nhảy vào thị trường nước mắm và hạt nêm.

    Ông Trần Lệ Nguyên, Phó chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Tập đoàn KIDO kiêm Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Dầu thực vật Tường An, cho biết gia vị trở thành một ngành hàng đầy tiềm năng của KIDO.

    "Ngành hàng gia vị là một chiến lược quan trọng của KIDO trong việc mở rộng trong ngành hàng thực phẩm thiết yếu, "lấp đầy gian bếp Việt" đã được KIDO đã đặt ra từ nhiều năm nay”, ông Nguyên nói.

    Với 2 mặt hàng mới là nước mắm và hạt nêm, KIDO sử dụng lợi thế về thương hiệu Tường An để thâm nhập tại từng khu vực/ thị trường. Cùng với đó là đội ngũ nhân sự, hệ thống logistics, kênh phân phối bao gồm hệ thống 450.000 điểm bán ngành hàng thiết yếu sẵn có, Kênh MT, cùng với các kênh mua sắm hiện đại, nền tảng thương mại điện tử, trong đó có E2E (Kênh giải trí mua sắm, xúc tiến thương mại trên nền tảng TikTok) để lan tỏa hình ảnh, phát triển ngành nhanh chóng.

    Theo chuyên trang Vietnam Daily, KIDO là tập đoàn kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm. KIDO hiện đang dẫn đầu thị trường ở ngành kem lạnh với thị phần nắm giữ chiếm 44,5%, trong đó thương hiệu Merino chiếm 24,2% và thương hiệu Celano chiếm 19,2%.

    Với thị phần 74,9%, KIDO đang dẫn đầu ngành bơ thực vật tại Việt Nam, đồng thời xếp vị trí thứ 2 ở ngành dầu ăn với khoảng 30% thị phần (theo tỷ lệ sở hữu và chi phối).

    2023 là một năm ghi dấu ấn nhiều hoạt động lớn của Tập đoàn này khi chi hơn 1.000 tỷ đồng mua 68% vốn CTCP Thọ Phát Quốc tế, doanh nghiệp sở hữu thương hiệu bánh bao Thọ Phát nhằm giúp công ty tiến nhanh hơn với tham vọng dẫn đầu ngành thực phẩm.

    Thông qua hoạt động đầu tư và M&A này, KIDO đặt kế hoạch doanh thu cho Thọ Phát cùng với mảng bánh của KIDO dự kiến sẽ đạt khoảng 2.000 tỷ đồng, lợi nhuận kế hoạch là 200 tỷ đồng năm 2023.

    Trên thị trường, cổ phiếu KDC đang giao dịch quanh mức 63.300 đồng/cổ phiếu trong phiên sáng 25/12, ghi nhận mức tăng nhẹ 1,2% trong vòng 1 năm qua. Thanh khoản bình quân hơn 1 triệu cổ phiếu được sang tay mỗi phiên.

    Vân Anh(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/sau-ma-banh-bao-tho-phat-kido-nhay-vao-thi-truong-nuoc-mam-va-hat-nem-a604817.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan