"Một cuộc tấn công đã được thực hiện thành công vào cảng dầu ngoài khơi của đối phương tại Feodosia, Crimea", quân đội Ukraine thông báo trên mạng xã hội hôm 7/10.
Bộ Quốc phòng Nga xác nhận 12 máy bay không người lái (UAV) tấn công của Ukraine đã bị bắn hạ trên bán đảo Crimea trong đêm. Trong khi đó, các quan chức do Nga bổ nhiệm tại Crimea cho biết một đám cháy đã bùng phát tại một cơ sở dầu mỏ ở Feodosia và không có thương vong.
"Cảng dầu Feodosia là cảng lớn nhất ở Crimea về khả năng trung chuyển các sản phẩm dầu mỏ, ngoài ra còn được sử dụng để đáp ứng nhu cầu của quân đội Nga", quân đội Ukraine cho biết, đồng thời tuyên bố sẽ tiếp tục các cuộc tấn công như vậy.
Ukraine khẳng định các cuộc tấn công là hành động trả đũa các cuộc tấn công của Nga vào cơ sở hạ tầng năng lượng của Kiev, khiến hàng triệu người sống trong bóng tối.
Crimea là bán đảo nằm ở phía nam Ukraine, giữ vị trí chiến lược trên Biển Đen. Mục tiêu chính của Ukraine là phá hủy tuyến đường bộ và đường sắt nối bán đảo Crimea với đất liền Nga.
Cùng ngày, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov ngày 7/10 cảnh báo, Mỹ sẽ phải đối mặt với "hậu quả nguy hiểm" nếu tiếp tục tăng viện trợ quân sự cho Ukraine thay vì ủng hộ một giải pháp do Nga đề xuất, trong đó Moscow sẽ tiếp quản các vùng lãnh thổ Ukraine.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov ngày 7/10 cảnh báo, Mỹ sẽ phải đối mặt với "hậu quả nguy hiểm" nếu tiếp tục tăng viện trợ quân sự cho Ukraine thay vì ủng hộ một giải pháp do Nga đề xuất, trong đó Moscow sẽ tiếp quản các vùng lãnh thổ Ukraine.
Nga trước đó nhiều lần tuyên bố luôn để ngỏ đàm phán chấm dứt xung đột với Ukraine nhưng phải dựa trên tình hình thực địa, trong đó có việc Kiev phải công nhận 4 tỉnh gồm Lugansk, Donetsk, Zaporizhia và Kherson đã sáp nhập vào Nga.
Trong một diễn biến khác liên quan, Nga đã phát đi cảnh báo mạnh mẽ đối với NATO về "hậu quả thảm khốc" có thể xảy ra nếu liên minh quân sự này tiếp tục các hoạt động ở Bắc Cực và tăng cường sự can dự vào Ukraine.
Yulia Zhdanova, Quyền Trưởng đoàn Nga phụ trách đàm phán về An ninh quân sự và Kiểm soát vũ khí tại Vienna, Áo, cho biết: "NATO từ lâu đã chuẩn bị cho một cuộc đụng độ vũ trang tiềm tàng với Nga, liên tục đưa ra các phương án từ Bắc Cực đến Biển Đen".
Sự cạnh tranh ở Bắc Cực giữa Nga và NATO bắt nguồn từ tầm quan trọng về địa chính trị và kinh tế của khu vực này, vì biến đổi khí hậu đang giúp con người tiếp cận với những khu vực mới tại khu vực, có tiềm năng về hoạt động hàng hải và khai thác tài nguyên.