Tình trạng rắn độc, đặc biệt là rắn lục đuôi đỏ liên tiếp xuất hiện ngày ở các khu dân cư khiến nhiều người lo lắng.
Rắn lục đuôi đỏ liên tiếp xuất hiện
Ngày 23/8, báo An ninh thủ đô cho hay, thông tin từ Bệnh viện Bạch Mai xác nhận đã điều trị cho một cháu bé bị rắn tấn công khi đang chơi đùa tại khu vực công viên Linh Đàm. Việc xuất hiện rắn độc tại một khu đô thị kiểu mẫu của Hà Nội đang gây hoang mang rất lớn cho cư dân.
Trước đó, vào đầu tháng 8 thì tình trạng này cũng xuất hiện trên địa bàn quận Thủ Đức (TP.HCM) và các khu vực lân cận, bệnh viện quận Thủ Đức cũng đã tiếp nhận 1 trường hợp bị rắn lục đuôi đỏ tấn công.
Video: Rắn lục đuôi đỏ lại xuất hiện tại Bình Dương
[presscloud]4073[/presscloud]
Việc rắn lục đuôi đỏ xuất hiện nhiều bất thường và đi vào nhà dân không phải năm nay mới có mà đã có từ nhiều năm trước. Thời gian từ tháng 6, 7 (mùa sinh sản của rắn lục) năm 2015, rắn lục đuôi đỏ đã được thấy ở nhiều khu vực của TP. HCM.
Đặc biệt, chúng thường xuất hiện ở các khu vực ven sông Sài Gòn thuộc phường Thạnh Lộc, quận 12, TP.HCM, nhất là những nơi đang bị san lấp lấp đất để thực hiện dự án nhà ở, đô thị hóa.
Lý giải về điều này TS Vũ Ngọc Long, Viện trưởng Viện Sinh thái học miền Nam cho biết, tình trạng này là do môi trường sống, sinh sản của rắn bị thu hẹp, phải bò vào nhà dân.
Ngoài ra, việc chặt phá rừng (môi trường sống chủ yếu của rắn lục đuôi đỏ) cũng đẩy chúng gần hơn tới các khu đô thị, đông dân cư. Việc săn bắt các thiên địch của rắn như cầy, cáo, mèo cũng làm cho số lượng của rắn lục đuôi đỏ tăng cao khi không bị khống chế.
Khác với nhiều loài rắn khác, rắn lục đuôi đỏ không có có giá trị kinh tế như nhiều loài rắn khác, nên ít bị săn bắt. Cộng với việc đẻ nhiều con (so với đẻ trứng như các loại rắn khác) với số lượng từ 4 đến 14 con/lần cũng góp phần làm tăng nhanh số lượng cho loài rắn độc này.
Sơ cấp cứu bị rắn cắn
Các triệu chứng thường thể hiện rõ ngay sau khi bị rắn cắn, nên việc quan sát nạn nhân là cực kỳ quan trọng.
Có thể trồng sả quanh nhà hay nuôi mèo để hạn chế việc rắn lục đi vào nhà - Ảnh minh họa |
- Cố gắng xác định được loài rắn đã cắn; màu sắc, kích thước, hình dạng đầu, cách thức tấn công, tất cả đều hữu ích.
- Để nạn nhân nằm yên và trấn an họ; cử động sẽ khiến máu chảy và truyền nọc độc đến tim nhanh hơn.
- Cố định chân tay nhưng không được hạn chế sự lưu thông của máu .
- Nới lỏng quần áo của nạn nhân và nếu cần thiết có thể cởi các đồ trang sức (nhẫn, vòng) ở vùng bị cắn.
- Cần phải theo dõi sát tình trạng hô hấp của nạn nhân, nếu thở nhanh > 30 lần/phút, yếu, hoặc xuất hiện tím môi phải hô hấp nhân tạo ngay.
- Nếu bệnh nhân bị hoại tử: rửa sạch bằng nước muối sinh lý, dùng gạc sạch đậy lên, băng lại, rồi chuyển đi bệnh viện.
- Đưa nạn nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
Nếu bệnh nhân còn tỉnh táo, cần đưa đến bệnh viện lớn, nơi có sẵn huyết thanh kháng nọc rắn đặc hiệu, vì huyết thanh kháng nọc rắn nên dùng sớm, tốt nhất trong 4 giờ đầu.
Quỳnh Chi (T/h)