(ĐSPL) - Chiến lược làm giàu của bạn có thể bắt đầu từ những cấp độ đơn giản hơn rất nhiều, cụ thể như giàu lên từ việc quản lý tài chính cá nhân một cách thông minh.
Chú trọng đến những chi phí nhỏ
Tất cả chúng ta thường rất cẩn thận trọng với các khoản đầu tư lớn hay những món đồ đắt giá. Tuy nhiên, chúng ta có xu hướng chi tiêu thoải mái khi chỉ phải bỏ ra một món tiền nhỏ. Có điều, những khoản chi phí nhỏ này có thể tích lũy thành một món tiền lớn.
Hướng tới tương lai
Chúng ta dễ dàng bỏ tiền để mua một thứ gì đó chúng ta thích. Nếu cứ chạy theo sở thích như thế, dù chúng ta có kiếm được nhiều tiền cỡ nào, đến cuối ngày, chúng ta cũng sẽ hết tiền. Tốt nhất hãy tập trung vào tương lai thay vì chỉ mua lấy sự hài lòng trong hiện tại.
Không mua những thứ không cần thiết chỉ để gây ấn tượng với mọi người
Mặc dù tất cả chúng ta đều muốn được đồng nghiệp và bạn bè đánh giá cao về những món đồ chúng ta sở hữu, nhưng chúng ta cần thiết lập một giới hạn cho mình. Bạn chỉ nên mua những thứ bạn cần, chứ không nên mua những thứ để người khác “choáng”.
Phân định các khoản thu và các khoản chi một cách rõ ràng
Cuộc sống ngày nay có rất nhiều chi phí bạn phải trả, bạn sẽ không tiết kiệm được gì nếu bạn không lập ngân sách và các kế hoạch chi tiêu của mình, không biết cân đối các khoản thu và khoản chi. Những người giàu có đều biết tiền của họ đến từ đâu và sẽ đi đến đâu. Một file Excel có thể giúp bạn làm tốt việc này.
Tiết kiệm phần lớn thu nhập của bạn
Chúng ta thường nghĩ những người giàu luôn phung phí và sẵn sàng mua sắm mọi thứ. Thực tế, ngược lại, họ rất biết tiết kiệm. Đó là lý do tại sao họ giàu có. Họ luôn bỏ riêng một phần thu nhập cho tiết kiệm. Bạn cũng nên tiết kiệm một phần lớn trong khoản tiền bạn kiếm được, điều này sẽ đảm bảo rằng bạn không bao giờ hết sạch tiền.
So sánh giá cả và nhu cầu sử dụng
Cân nhắc nhu cầu nên mua, thuê hay mượn rồi hãy quyết định. Nếu mua, thì hãy tìm hiểu và thực hiện các so sánh về giá cả trước khi mua. Tuy hơi mất thời gian,nhưng bạn sẽ tiết kiệm được nhiều tiền nếu tìm được người nào bán món hàng đó rẻ nhất.
Và bạn chỉ nên mua cái gì đáp ứng nhu cầu sử dụng của mình mà thôi. Ví dụ như khi mua một chiếc điện thoại, bạn có 3 lựa chọn như sau:
600 ngàn: Màn hình trắng đen với các tính năng cơ bản: nghe, gọi, gởi và nhận tin nhắn.
800 ngàn: Màn hình màu, ngoài những tính năng cơ bản còn có chức năng nghe nhạc, chụp ảnh.
1 triệu: Hỗ trợ thẻ nhớ 2gb, kết nối internet….
Nhưng nhu cầu của bạn chỉ là nghe, gọi và gởi nhận tin nhắn thì hãy chọn cái 600 ngàn.
So sánh cũng có tác dụng ngược khi bạn nghĩ rằng, thêm mấy trăm ngàn mình có thêm những tính năng kia. Vì như vậy bạn đã đầu tư vào những nhu cầu không thiết yếu và vượt kế hoạch chi tiêu đã đề ra.
Bạn cũng nên hiểu rằng việc bạn đang làm là “tiết kiệm” chi phí chứ không phải keo kiệt mà mua những vật (điện thoại hư giá rẻ) không đáp ứng nhu cầu sử dụng.
Mềm dẻo và kiên nhẫn
Trong danh sách đã liệt kê ở trên, đến lúc này còn lại những nhu cầu không cấp bách nhưng sẽ cần đến. Lúc này nếu bạn gặp những đợt khuyến mãi, hạ giá… thì hãy mua. Bạn đã tiết kiệm được một khoản tiền trông thấy.
Nên nhớ là việc chi tiêu theo nhu cầu sử dụng. Vì vậy bạn hãy linh động chọn những mặt hàng khác thương hiệu nhưng cùng chủng loại vì giá nó rẻ hơn nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu sử dụng.
Nhìn thấy bức tranh lớn
Bạn không nên nghĩ rằng kiếm tiền là để tiêu xài. Tiền lương tháng nào tiêu hết tháng đó, sống vô tư vì cuối tháng đã lại có lương rồi. Có những khoản chi tiêu như thuốc lá, la cà ngoài dịch vụ internet không có mục đích, tiền bồi dưỡng (tiền boa) …là những khoản không đóng góp được gì cho mục tiêu lâu dài của bạn. Tuy không đáng là bao nhưng khi cộng dồn những khoản này trong 1 hoặc 2 năm thì bạn sẽ ngỡ ngàng rằng mình đã có thể có một khoản tiền lớn để đầu tư vào cơ hội mới.
Để đạt được mục tiêu tài chính lâu dài bạn nên tìm cách cắt giảm, loại bỏ, thay thế những khoản chi tiêu không cần thiết. Ví dụ như chơi bi da, coi phim ở rạp … sẽ thay thế bằng việc sinh hoạt ở các câu lạc bộ. Việc này vừa rèn luyện được các kỹ năng vừa mở rộng mạng lưới quan hệ để tìm kiếm cơ hội lâu dài. Nếu bạn ở Hồ Chí Minh thì bạn nên đến nhà văn hóa thanh niên để sinh hoạt hàng tuần. Ngoài tiền gửi xe 3,000 đồng thì hầu như bạn chẳng tốn gì khác.
Viết chú thích ảnh ở đây. |
Liên tục tìm kiếm cơ hội và dùng tiền tiết kiệm để đầu tư
Đến bây giờ bạn đã có khoản tiền tiết kiệm kha khá, những cơ hội để đầu tư. Bạn hãy cân nhắc cơ hội đó để dùng tiền tiết kiệm đầu tư vào nó. Bằng cách này bạn sẽ có nguồn thu nhập bị động mà bạn không phải mất nhiều thời gian. Những khoản đầu tư này sẽ kiếm ra thêm tiền cho bạn ngay cả lúc bạn đang ngủ. Có một điều quan trọng bạn phải nhớ là nếu khoản đầu tư đó đang sinh lời cho bạn thì đừng rút vốn đầu tư.
Cuối cùng, đừng quên học đi đôi với hành, bạn phải hành động để nó trở thành thói quen và 5 thói quen tài chính quan trọng của sự giàu có này sẽ theo bạn cả đời. Đừng nghĩ rằng bạn có thể làm giàu qua đêm, để có được 5 thói quen quan trọng của sự giàu có này bạn phải mất cả năm để hành động và vài năm tích lũy kiến thức, vốn liếng và quan hệ. Hãy chọn con đường làm giàu chân chính và giúp người khác làm giàu.
Tận dụng tối đa hàng giảm giá và mặc cả
Cũng giống như tất cả mọi người, những người giàu cũng muốn gia tăng giá trị tiền bạc thông qua việc tìm kiếm những giao dịch được chiết khấu, giảm giá.
Đầu tư tiền tiết kiệm của bạn một cách khôn ngoan
Chúng ta thường bỏ qua những khoản đầu tư nhỏ nhưng bạn đừng quên tích tiểu thành đại. Bạn càng có nhiều tiền để đầu tư thì càng tốt nhưng nhỏ không có nghĩa là không làm được. Nếu bạn biết đầu tư tiền đúng chỗ, bạn sẽ ngạc nhiên vì kết quả của mình nhận được
Thực hành công thức của triệu phú
Mọi người thông thường sẽ tiết kiệm sau khi đã bỏ ra các khoản chi phí cần thiết. Tuy nhiên, người giàu lại làm ngược lại, và chúng tôi gọi đó là công thức của Triệu phú. Dựa trên thu nhập của mình, họ sẽ dành riêng một tỷ lệ nhất định cho cộng đồng, một tỷ lệ nhất định cho các khoản đầu tư sinh lãi, và sẽ chỉ tiêu với số tiền còn lại.
Không để tiền rò rỉ
Những người giàu không bao giờ trả tiền cho những việc không cần thiết. Họ rất quan tâm đến các loại lệ phí, chi phí mà họ có thể tránh được.
Ngọc Anh (Tổng hợp)