Quả lê là một loại trái cây thơm ngon được ưa chuộng đối với nhiều người. Hơn thế, quả lê còn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe của chúng ta
Lê là một loại trái cây chứa nhiều chất dinh dưỡng rất có lợi đối với sức khỏe như: Vitamin C, vitamin K, kali, chất đạm, carbs,... Hơn thế, lê còn cung cấp một lượng folate, provitamin A và niacin rất quan trọng đối với chức năng tế bào và sản xuất năng lượng, hỗ trợ sức khỏe cho làn da và chữa lành vết thương.
Những công dụng của quả lê đối với sức khỏe
Tăng sức đề kháng cho cơ thể
Trong lê có chứa immunity, khi vào cơ thể sẽ giúp hệ miễn dịch của chúng ta hoạt động hiệu quả. Các thành phần dinh dưỡng giàu vitamin và khoáng chất dồi dào nên việc sử dụng lê thường xuyên sẽ giúp bạn có cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai, tăng cường hệ miễn dịch.
Ăn một quả lê mỗi ngày sẽ giúp bạn có đủ năng lượng dồi dào cho cả ngày làm việc hiệu quả.
Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2
Cả táo và lê đều được cho là đặc biệt hữu ích trong việc giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Đó là vì chúng chứa một lượng chất xơ cao, giúp giảm lượng đường trong máu.
Một nghiên cứu được công bố vào năm 2017 đã chứng minh điều này. Nghiên cứu cho thấy, những người báo cáo ăn nhiều lê hoặc táo nhất đã giảm 18% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2, so với những người ăn ít nhất.
Cũng theo nghiên cứu này, mỗi tuần, nếu bạn ăn một quả lê (hoặc táo) thì nguy cơ mắc bệnh tiểu đường đã giảm tới 3%.
Hạ sốt
Khi bị sốt mà không có sẵn thuốc hạ sốt ở trong nhà, bạn hãy uống nước ép từ quả lê. Đây là bài thuốc hạ nhiệt cơ thể trong Đông y từ thời xa xưa, do quả lê có tính hàn, sẽ sớm đưa cơ thể về nhiệt độ bình thường. Khi đang sốt cao, uống 1 ly nước ép lê lớn, cơn sốt bừng bừng sẽ dần biến mất, cơ thể sẽ mát mẻ trở lại.
Hỗ trợ giảm cân
Lê có hàm lượng calo thấp, nhiều nước và chứa nhiều chất xơ giúp chúng ta no lâu, hỗ trợ tốt cho việc giảm cân hiệu quả.
Một quả lê cỡ vừa có 100 calo. Và bạn có nhớ mức độ cao của chất xơ trong lê được đề cập phía trên? Tất cả lượng chất xơ đó giúp làm thỏa mãn cơn thèm ăn, khiến bạn cảm thấy no lâu hơn.
Nghiên cứu cho thấy những phụ nữ tiêu thụ táo hoặc lê đã giảm gần 1kg trong 12 tuần mà không cần thay đổi chế độ ăn uống.
Chống ung thư
Thành phần chất anthocyanin và axit cinnamic có trong quả lê đã được chứng minh là có khả năng chống lại bệnh ung thư.
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng chế độ ăn nhiều trái cây, bao gồm cả lê, có thể bảo vệ chống lại một số bệnh ung thư như: ung thư phổi, ung thư dạ dày và bàng quang.
Ngăn ngừa táo bón, tốt cho ruột già
Quả lê chứa rất nhiều vitamin và chất xơ, rất có lợi cho hệ thống tiêu hóa của bạn, giúp nhuận tràng. Nếu ăn lê thường xuyên, chứng táo bón của bạn sẽ không bao giờ còn.
Giảm cholesterol trong máu, ngăn ngừa bệnh về huyết áp
Pectin là một hoạt chất có trong lê có tác dụng làm giảm cholesterol trong cơ thể, ăn lê thường xuyên giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp. Thành phần Glutathione tìm thấy ở lê cũng giúp bạn duy trì mức huyết áp ổn định.
Tăng cường sức khỏe tim mạch
Chất chống oxy hóa procyanidin có trong quả lê có thể làm giảm độ cứng của mô tim, giảm cholesterol LDL (xấu) và tăng cholesterol HDL (tốt).
Hơn thế, vỏ của quả lê có chứa một chất chống oxy hóa quan trọng được gọi là quercetin, được cho là có lợi cho sức khỏe tim mạch bằng cách giảm viêm và giảm các yếu tố nguy cơ bệnh tim như huyết áp cao và mức cholesterol.
Những thực phẩm không nên ăn với lê:
Cua
Cua hấp, súp cua hay thịt cua xào miến đều là những món ngon vô cùng bổ dưỡng. Tuy nhiên, thịt cua là thực phẩm có tính hàn, lê cũng là thực phẩm có tính hàn.
Vi vậy nếu ăn hai thực phẩm này cùng một lúc sẽ dẫn tới các chứng khó chịu về đường tiêu hóa như đau bụng, thậm chí là tiêu chảy.
Rau dền
Nếu sau khi ăn một bữa rau dền và ăn quả lê bạn sẽ bị nôn và rối loạn tiêu hóa. Do đó người mắc bệnh tiêu hóa nên tránh xa món ăn này cùng nhau.
Thực phẩm giàu tinh bột
Lê rất giàu axit tannic. Khi ăn lê cùng các loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột, dễ gây kích ứng niêm mạc dạ dày, làm tăng tiết axit dạ dày, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn.
Khoảng cách ăn lê và các thực phẩm giàu tinh bột nên cách xa nhau, để tránh làm tăng gánh nặng cho đường tiêu hóa và gây bất lợi cho sức khỏe đường ruột.
Thịt ngỗng
Thịt ngỗng chứa nhiều chất béo và protein, ăn quá nhiều sẽ khiến thận làm việc quá sức. Lê thuộc trái cây tính hàn. Ăn chung kích thích thận làm việc quá tải ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.
Đồ chiên rán, nhiều dầu mỡ
Những thực phẩm chiên rán, chứa dầu mỡ, có nhiều chất béo và khó tiêu hóa sau khi ăn.
Lê tuy có tác dụng giải khát và nhuận tràng nhưng lại không thích hợp để ăn cùng với đồ ăn nhiều dầu mỡ.
Củ cải trắng
Bởi Ceton đồng có trong những lê có thể phản ứng cùng axit cianogen lưu huỳnh trong củ cải, khiến người ăn bị suy tuyến giáp trạng và bướu cổ.
Quả lê kỵ nước nóng
Quả lê không nên dùng chung với nước nóng. Vì lê tính sinh lạnh, nếu ăn lê uống nước nóng, một nóng một lạnh kích thích đường tiêu hóa gây tả.
Những người không nên ăn lê
Quả lê tuy ngon và bổ dưỡng, có nhiều tác dụng chữa bệnh là vậy, nhưng những người mắc những chứng bệnh sau cần phải kiêng sử dụng loại quả này. Cụ thể là:
- Người bị nhiễm lạnh, cảm mạo và người bị lạnh bụng, rối loạn tiêu hóa không nên ăn lê. Tính hàn trong lê sẽ làm những triệu chứng này càng thêm trầm trọng.
- Người có tỳ vị hư hàn, phụ nữ sau khi sinh, bị thương ngoài da, trẻ em dưới 6 tháng tuổi không nên dùng vì sẽ hại đến tỳ vị.
Như Quỳnh(T/h)