+Aa-
    Zalo

    Hạt dẻ là món ăn khoái khẩu của nhiều người nhưng "đại kỵ" với nhóm người này

    (ĐS&PL) - Hạt dẻ là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và cũng là món ăn ưa thích của nhiều người trong mùa đông, tuy nhiên lại "đại kỵ" với những nhóm người dưới đây.

    Hạt dẻ (Sơn Hạch Đào) là hạt của cây dẻ, có tên khoa học là Castanea Mollissima, thuộc họ sồi dẻ (Fagaceae). Hạt dẻ được bao bọc bởi lớp vỏ đầy gai. Mỗi năm, khoảng từ tháng 8 đến tháng 10, quả chứ hạt dẻ sẽ vào mùa chín, chuyển dần sang màu nâu đen và tự rụng xuống đất. Mỗi quả dẻ có 1-2 hạt, quả to có thể chứa tới 4 hạt dẻ bên trong. 

    Loại hạt này không chỉ là một món ăn ngon, không thể thiếu trong tiết trời se lạnh, mà còn có khả năng phòng ngừa và chữa bệnh một cách hiệu quả. Hạt dẻ là loại quả khô duy nhất có chứa vitamin C, ngoài ra, nó còn giàu tinh bột và các thành phần dinh dưỡng khác như: Omega-3, protein, lipit, vitamin B1, B2, khoáng chất,….

    Lợi ích sức khoẻ của hạt dẻ

    Tăng cường chức năng não bộ 

    Trong hạt dẻ có vitamin B6, riboflavin, thiamine và folate, khả năng bảo vệ sức khoẻ não bộ và ngăn ngừa các rối loạn thoái hoá thần kinh. 

    Ăn hạt dẻ tăng cường khả năng miễn dịch

    Hạt dẻ cung cấp vitamin C cho cơ thể khi bạn sử dụng. Vitamin này đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ chức năng miễn dịch và giảm nguy cơ nhiễm trùng.

    Tốt cho sức khoẻ tim, kiểm soát huyết áp 

    Hạt dẻ bảo vệ cơ thể khỏi bệnh mãn tính liên quan đến các vấn đề tim mạch nhờ giàu chất dinh dưỡng, chất béo và chất chống oxy hoá mạnh. Hạt dẻ chứa các axit béo omega-3 hiệu quả trong việc làm giảm triglyceride và làm giảm nồng độ cholesterol xấu trong cơ thể.

    Hạt dẻ chứa lượng lớn khoáng chất kali cần thiết giúp thận thải natri dư thừa ra khỏi cơ thể bạn qua nước tiểu, vì quá nhiều natri sẽ gây ra huyết áp cao. Hạt dẻ giúp các mạch máu thư giãn, làm giảm huyết áp.

    hat de la mon an khoai khau cua nhieu nguoi nhung dai ky voi nhom nguoi nay 91
    Hạt dẻ là món ăn khoái khẩu của nhiều người nhưng "đại kỵ" với nhóm người này.

    Tốt cho dạ dày và ruột

    Y học Trung Quốc cho rằng hạt dẻ có chức năng tăng cường chức năng lá lách và dạ dày, mạnh gân cốt và hoạt huyết, rất thích hợp cho chứng buồn nôn và tiêu chảy do tỳ vị hư yếu, đau thắt lưng và đầu gối do thận hư, và suy gan, dạ dày ở trẻ em. Ăn hạt dẻ có thể bồi bổ dạ dày và tăng cường sinh lực cho lá lách. Bệnh nhân bị tiêu chảy mãn tính và bệnh đường ruột ăn hạt dẻ sẽ có hiệu quả giảm tình trạng bệnh.

    Ngăn ngừa các bệnh mãn tính

    Trong hạt dẻ có hợp chất aescin giúp giảm sự phát triển của tế bào khối u một, nhất là tế bào gây ung thư gan, bạch cầu và đa u tủy. Bên cạnh đó, aescin còn có thể làm chết tế bào ung thư của bệnh ung thư phổi và ung thư tuyến tụy.

    Giúp cơ và xương chắc khỏe

    Hạt dẻ còn ngăn ngừa và làm giảm các triệu chứng như loãng xương do tuổi già, yếu tay chân, đau thắt lưng và chân nhờ chứa một hàm lượng đáng kể canxi, vitamin K, magiê và đồng. Tất cả những chất dinh dưỡng thiết yếu này giúp cải thiện sức khỏe của xương, vì vậy, có thể nói đây là món ăn bổ dưỡng cho sức khỏe người cao tuổi, ăn thường xuyên có tác dụng bồi bổ cơ thể, chữa bách bệnh, chống lão hóa, kéo dài tuổi thọ.

    Giúp trẻ hoá làn da

    Hàm lượng vitamin E trong hạt dẻ giúp bạn có làn da khỏe khoắn hơn mỗi ngày, bảo vệ da khỏi tia cực tím, chống ung thư da và đẩy lùi quá trình lão hóa sớm do các tác nhân bên ngoài.

    Cung cấp năng lượng 

    Hàm lượng vitamin C, tinh bột trong hạt dẻ nhiều nên có thể được sử dụng để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Người tập thể hình nên bổ sung hạt dẻ trong thực đơn mỗi ngày.

    Những ai nên hạn chế ăn hạt dẻ

    hat de la mon an khoai khau cua nhieu nguoi nhung dai ky voi nhom nguoi nay 7
    Hạt dẻ là món ăn khoái khẩu của nhiều người nhưng "đại kỵ" với nhóm người này.

    Người cao tuổi 

    Chức năng tiêu hóa của người cao tuổi bị suy giảm, vì vậy nếu ăn quá nhiều hạt dẻ cùng lúc có thể gây ra những triệu chứng như: Đau bụng, khó tiêu, hóc nghẹn, tổn thương tỳ vị... Những người này chỉ nên dùng 50-70gr hạt dẻ mỗi tuần để đảm bảo sức khỏe.

    Người bị cảm chưa khỏi, bệnh nhân mắc chứng sốt rét, kiết lị, phụ nữ sau khi sinh

    Những người này cũng không nên ăn nhiều hạt dẻ, chỉ nên ăn không quá 10 hạt dẻ để tránh bị táo bón.

    Người bị tiểu đường

    Hạt dẻ chứa hàm lượng tinh bột cao nên cần tránh ăn hạt dẻ để không làm lượng đường huyết tăng nhanh.

    Trẻ nhỏ

    Đây là đối tượng có hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện do đó không nên ăn quá nhiều hạt dẻ để tránh gây đau bụng.

    Người có các vấn đề về dạ dày

    Người bị bệnh dạ dày ăn nhiều hạt dẻ sẽ kích thích dạ dày sản sinh nhiều axit, khiến cho dạ dày làm việc quá sức và có thể gây ra xuất huyết dạ dày.

    Những lưu ý khi ăn hạt dẻ

    hat de la mon an khoai khau cua nhieu nguoi nhung dai ky voi nhom nguoi nay 8
    Hạt dẻ là món ăn khoái khẩu của nhiều người nhưng "đại kỵ" với nhóm người này.

    Không ăn quá nhiều

    Hạt dẻ cung cấp lượng carbonhydrate và năng lượng cho cơ thể ở mức cao. Ăn 5 hạt dẻ tương đương với việc ăn 1 bát cơm trắng. Do đó, nếu ăn quá nhiều hạt dẻ có thể gây tăng cân.

    Ngoài ra, vì chứa lượng tinh bột lớn và gần như không có chất xơ nên dễ gây hiện tượng nóng trong, táo bón, chướng bụng, khó tiêu.

    Không nên dùng đường để chế biến hạt dẻ

    Để hạt dẻ có hương vị bùi ngọt thì mọi người thường hay tẩm ướp đường khi nướng rang hạt dẻ, tuy nhiên sử dụng nhiệt độ cao có thể làm đường bị cháy khét, sinh ra các chất gây ung thư. Nên luộc, hấp hoặc hầm hạt dẻ với súp tuy không ngon bằng nướng, rang nhưng đảm bảo an toàn hơn.

    Thời gian ăn hạt dẻ

    Hạt dẻ nhiều tinh bột, ít chất xơ nên bạn không nên ăn ngay sau bữa chính vì có thể gây đầy bụng, cản trợ hoạt động của hệ tiêu hóa. Có thể coi hạt dẻ là bữa ăn phụ và dùng trong khoảng thời gian từ 9h-15h.

    Không ăn hạt dẻ có dấu hiệu nổi mốc

    Khi ăn hạt dẻ cũng cần chú ý không ăn các loại hạt đã có dấu hiệu mốc hỏng. Hạt dẻ nằm trong nhóm quả khô, khi bị mốc có thể gây nhiễm độc tố Aflatoxin, gây ung thư gan. Nếu không lựa chọn kĩ hạt khi chế biến hoặc ăn sẽ vô tình nạp chất độc vào trong cơ thể.

    Như Quỳnh(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/hat-de-la-mon-an-khoai-khau-cua-nhieu-nguoi-nhung-dai-ky-voi-nhom-nguoi-nay-a594417.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan