+Aa-
    Zalo

    “Phù phép” đất trái quyết định của UBND Thành phố để làm gì ?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Đến nay, những người có nhiệm vụ trông coi phần diện tích đã thuê vẫn bị “cô lập”, không có đường đi, phải chuyển thức ăn qua bức tường rào.

    (ĐSPL) - Đến nay, những người có nhiệm vụ trông coi phần diện tích đã thuê vẫn bị “cô lập”, không có đường đi, phải chuyển thức ăn qua bức tường rào.

    Câu chuyện “hy hữu” này được đích thân ông Chủ tịch UBND xã Đại Mỗ, huyện Từ Liêm, Hà Nội khẳng định khi trao đổi về quy trình xin mở rộng diện tích đất thuộc di tích lịch sử của xã Đại Mỗ. Trong khi quyết định của Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Hoàng Văn Nghiên ký năm 2003, phê duyệt Quy hoạch chi tiết khu nhà ở xã Đại Mỗ (tỷ lệ 1/500), ghi rất rõ diện tích đất di tích này chênh lệch hơn 1000 mét so với con số mà ông Chủ tịch xã Đại Mỗ khẳng định.

     “Phù phép” đất trái quyết định của UBND Thành phố để làm gì ?

    Hợp đồng thuê quyền sử dụng đất trái thẩm quyền chưa giải quyết đã… cưỡng chế

    Ngày 30/03/2001, ông Nguyễn Văn Thước ký hợp đồng thuê quyền sử dụng đất với người không có chức năng cho thuê, diện tích là 1880 mét, thời hạn thuê là 20 năm, số tiền là 15.000.000 (Mười lăm triệu đồng) với mục đích trồng cây ăn quả lâu năm. Đến năm 2010, diện tích đất ông Thước thuê lại nằm trong khu vực đất được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa. Ngày 13/12/2010, người ký hợp đồng thuê đất trái thẩm quyền với ông Thước đã thông báo hủy hợp đồng cho thuê quyền sử dụng đất đã ký năm 2001. Ông Thước nguyên là Bí thư Đảng uỷ xã. Thuê quyền sử dụng đất xong, gia đình ông Thước dựng nhà cấp 4 để chăn nuôi. Ngày 04/10/2010, UBND xã Đại Mỗ tiến hành cưỡng chế nhà dựng lên trong phần diện tích được thuê rồi xây bịt khu đất ông Thước đã thuê và xây dựng đó. Khi sự việc chưa được giải quyết ổn thoả thì ông Thước không may qua đời do tai nạn giao thông.

    Sau đó, ngày 15/01/2014, ông Nguyễn Văn Thụ (con trai của ông Thước) cho biết, gia đình ông nhận được thông báo của UBND xã Đại Mỗ về việc tổ chức bảo vệ cưỡng chế thi công nằm trong khoanh vùng bảo vệ khu đất di tích, yêu cầu gia đình tự có trách nhiệm di chuyển tài sản, cây cối, hoa màu ra khỏi vùng được bảo vệ. Đến ngày 17/01/2014, UBND xã Đại Mỗ đã tổ chức cưỡng chế, di chuyển hoa màu, cây cối, xây dựng tường, bao quanh cả 2 căn nhà dựng tạm, để trông cây cối hoa màu. Đến nay, một số người trong gia đình ông Thụ được giao nhiệm vụ trông coi phần diện tích đã thuê của khu di tích vẫn bị “cô lập”, không có đường đi, phải chuyển thức ăn qua bức tường rào để sinh hoạt. Cuộc sống bị đảo lộn, rất khó khăn, ông Đỗ Thanh Huyền (người trông coi diện tích đất đã thuê) cho biết: “Bây giờ chúng tôi ở giữa rất kẹt, người quản lý di tích không cho đi qua cổng chính của khu mà đi lại rất vất vả bằng một thang ngoài, thang trong, để chèo ra, chèo vào”.

     “Phù phép” đất trái quyết định của UBND Thành phố để làm gì ?

    Về vấn đề này, luật sư Bùi Văn Quang – văn phòng luật sư Gia Bảo, đoàn Luật sư Hà Nội đánh giá: “Hợp đồng giữa hai bên vẫn có hiệu lực mà hợp đồng này chưa được thanh lý nên phải giải quyết tại Tòa án. Tránh trường hợp khi cưỡng chế xong, mất tài sản, mất vật chứng, vụ án sẽ không giải quyết được nữa”.

    Để hiểu rõ hơn về quy trình giải quyết vụ việc, hướng dẫn các bên liên quan giải quyết tranh chấp dân sự, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Minh Giảng – Chủ tịch UBND xã Đại Mỗ, về quan điểm tại sao không hướng dẫn hai bên giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc khiếu nại lên cấp cao hơn, rồi mới cưỡng chế thì ông Giảng trả lời: “Nếu giải quyết như thế thì 20 năm cũng không làm xong được, với lại bên ký hợp đồng cho thuê có gửi đơn lên Tòa án nhưng Tòa nói không thụ lý”.

    “Phù phép” đất… trái quyết định của UBND thành phố đã phê duyệt ?

    Về nguồn gốc, cũng như phần diện tích chênh lệch so với quyết định của Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Hoàng Văn Nghiên đã ký về phần diện tích đất di tích lịch sử được thể hiện như sau: Trong quyết định số 138/2003/QĐ-UB ngày 27/10/2003 phê duyệt Quy hoạch chi tiết khu nhà ở xã Đại Mỗ (tỷ lệ 1/500), có nêu: “Ô 7.1 là đất di tích lịch sử, diện tích 2976 mét”. Bên cạnh đó, ông Giảng cũng đưa cho phóng viên xem một bản đồ khoanh vùng bảo vệ di tích số 09438, được lập tháng 11 năm 2007. Trong đó, ô chữ ký của ông Chủ tịch UBND xã Đại Mỗ (trước đó) do ông Nguyễn Văn Dũng có đề rõ “Diện tích đề nghị công nhận di tích là 4223 mét”,cùng 6 chữ ký của các sở, ban ngành, cùng lãnh đạo thành phố Hà Nội. Khi được hỏi tại sao lại là diện tích đề nghị công nhận di tích lên tới con số 4223 mét, căn cứ vào đâu mà vẽ, rồi đề nghị diện tích chênh lệch so với quyết định mà chủ tịch thành phố Hà Nội đã ký năm 2003, thì ông Giảng trả lời: “Căn cứ vào bản đồ khoanh vùng và quyết định công nhận di tích kèm theo”.
    Tại sao diện tích khu đất di tích lịch sử lại chênh lệch như thế, trong khi quy hoạch thì đã được duyệt từ trước, việc đề nghị điều chỉnh của xã nhằm mục đích gì? Ông  Giảng nói, lên gặp cơ quan chức năng về đất đai hỏi. Hỏi làm sao được, vì nội dung ở trên bản đồ hiện trạng của phòng Tài nguyên môi trường huyện Từ Liêm do bà Nguyễn Thị Sơn ký, có ghi dòng chữ: “Xác nhận diện tích tại bản vẽ này đo theo hiện trạng, theo chỉ dẫn của UBND xã”.
    Như vậy, phần diện tích đề nghị công nhận di tích là do ông Chủ tịch xã Đại Mỗ đề xuất, phòng Tài nguyên môi trường xác nhận theo, tiếp đến là đại diện các Sở, ban, ngành cùng Lãnh đạo thành phố ký… Và thế là con số 1247 mét bỗng dưng được “phù phép” thay cả quyết định phê duyệt Quy hoạch chi tiết khu nhà ở xã Đại Mỗ mà Chủ tịch UBND Hoàng Văn Nghiên ký năm 2003.
    Nói về quyết định “lạ lùng” này, luật sư Bùi Văn Quang cho hay: “Không biết chính quyền căn cứ vào đâu mà điều chỉnh phần diện tích đất như thế. Phần đất 1247 mét đó ai là người quản lý, sử dụng, đây có phải là quỹ đất hoang hóa hay không ? Cần phải kiểm tra xem UBND xã Đại Mỗ đã làm tốt công tác quản lý đất đai hay chưa, có phù hợp hay không, tránh tình trạng tư lợi ở diện tích đất sai lệch gây thiệt hại cho Nhà nước trong quản lý đất đai”.
    Hai sự việc trên cộng lại, cho thấy, công tác quản lý đất đai ở Đại Mỗ thực sự có vấn đề từ những người là lãnh đạo địa phương chứ không phải từ sự lộn xộn của người dân. Phát hiện sai phạm, sao không xử lý ngay? Để giải quyết dứt điểm những tồn tại trên, các ngành chức năng huyện Từ Liêm nói riêng và thành phố Hà Nội nói chung cần sớm vào cuộc thanh tra, kiểm tra công tác quản lý đất đai tại xã Đại Mỗ, huyện Từ Liêm, góp phần nâng cao vai trò của người thực thi công vụ trong công tác quản lý hành chính, đặc biệt trong lĩnh vực đất đai, có như vậy việc khiếu kiện kéo dài hy vọng mới được giảm thiểu.
    Hoàng Ninh
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/phu-phep-dat-trai-quyet-dinh-cua-ubnd-thanh-pho-de-lam-gi-a24868.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Kỳ lạ nướng đất để ăn ở Vĩnh Phúc

    Kỳ lạ nướng đất để ăn ở Vĩnh Phúc

    Đất có thể ăn sống sau khi khai thác về nhưng để có mùi vị hấp dẫn phải chế biến khá tỉ mỉ, phải gọt, đẽo thật sạch và tách thành từng miếng nhỏ như kẹo lạc.