Chiều 7/12, bác sĩ Nguyễn Dư Dậu (Phó khoa Sản, Bệnh viện Bạch Mai, người trực tiếp thực hiện phẫu thuật cho bệnh nhân) khẳng định, ông chưa triệt sản cho bệnh nhân.
vào tháng 2/1016 chị N.T.S. (Hà Nội) đến khoa Sản (Bệnh viện Bạch Mai) để sinh con thứ 3. Tại đây, trước khi mổ đẻ, chồng chị đã ký vào giấy yêu cầu được triệt sản và người thực hiện mổ đẻ, đồng thời triệt sản luôn cho chị là bác sĩ Nguyễn Hữu Dậu.
Đến 30/11/2017 vừa qua, chị thấy người có biểu hiện lạ nên đã đi khám và nhận kết quả mang thai được 8 tuần. Do đã mổ đẻ 2 lần và hiện nuôi con nhỏ, chị không thể giữ lại đứa bé.
“Khi nhận kết quả tôi rất bất ngờ, tôi đã gọi điện ngay cho bác sĩ Dậu và bác vẫn khẳng định đã triệt sản cho tôi rồi. Qua điện thoại, bác sĩ Dậu cũng giải thích cho tôi rằng, dù triệt sản nhưng xác xuất một nghìn người thì vẫn có 1 người có thai lại”, chị S. nói.
Bác sĩ Dậu tường trình sự việc. |
Tuy nhiên, đến chiều 7/12, bác sĩ Nguyễn Dư Dậu (Phó khoa Sản, Bệnh viện Bạch Mai, người trực tiếp thực hiện phẫu thuật cho bệnh nhân) khẳng định, ông chưa triệt sản cho bệnh nhân.
"Trong quá mổ thấy vết mổ rất dính nên chúng tôi không triệt sản. Do đó, cách thức phẫu thuật đều không có ghi đã triệt sản. Tôi khẳng định không triệt sản cho bệnh nhân này. Đối với những bệnh nhân chỉ cần mổ đẻ một lần đã xảy ra tình trạng dính bụng. Bệnh nhân S. đã mổ tới 2 lần nên để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân, tôi không triệt sản. Điều này thể hiện rõ trên bút tích", ông Dậu khẳng định.
Liên quan đến sự việc, ông Dương Đức Hùng - Trưởng phòng kế hoạch tổng hợp của bệnh viện cho hay, triệt sản là một biện pháp tránh thai thường được thực hiện theo yêu cầu của bệnh nhân kết hợp khi mổ đẻ hoặc trong các trường hợp bệnh nhân có có bệnh lý cần can thiệp.
Đại diện Bệnh viện Bạch Mai cho biết sau khi đã xem xét lại toàn bộ bệnh án, việc bệnh nhân có thai hoàn toàn logic về mặt khoa học.
Bác sĩ Hùng cho biết khi bệnh nhân thực sự cần triệt sản, về mặt quy chế phải có sự thống nhất về mặt gia đình đồng thuận. Đây là quy định bắt buộc, giải thích cho người nhà và bệnh nhân, sau đó bệnh nhân sẽ cam đoan trong văn bản cụ thể. Trường hợp bệnh nhân S., gia đình đã có cam kết trước khi triệt sản.
Tuy nhiên, trong quá trình mổ đẻ, bác sĩ Dậu đã không thực hiện triệt sản. Điều này thể hiện rõ trong cách thức mổ.
Theo hồ sơ bệnh án, trước khi thực hiện thủ thuật vợ chồng chị Sinh đã phải ký vào bản cam kết đồng ý thực hiện triệt sản.
Phiếu cam kết đồng ý triệt sản của bệnh nhân tại Khoa Sản, Bệnh viện Bạch Mai. |
Nội dung bản cam kết như sau: “Sau khi nghe bác sĩ giải thích về bệnh tình, các nguy cơ, nguy hiểm có thể xảy ra. Tôi đề nghị bác sĩ mổ cho vợ tôi. Do vợ tôi đã 2 lần mổ và 3 người con, nên vợ chồng tôi đồng ý triệt sản”.
Tuy nhiên, trong bệnh án, phần cách mổ ghi: Rạch bỏ đường ngang trên mu qua các lớp vào ổ bụng; rạch ngang đoạn dưới tử cung lấy ra 1 trẻ; lấy rau; lau buồng tử cung; khâu cơ tử cung; lau ổ bụng; phần phụ 2 bên bình thường; lấy đủ gạc; đóng bụng 3 lớp; lấy máu đọng âm đạo sau đó ký tên bác sĩ Dậu; không thấy phần nào ghi đã triệt sản.
Cách thức mổ được lưu trong bệnh án của bệnh nhân. |
"Khi triệt sản, các bác sĩ sẽ cắt hai vòi trứng của hai đầu. Sau khi cắt, chắn chắn người phụ nữ sẽ không thể có thai. Khi đó, trứng không thể về buồng tử cung. Nếu như đúng như lời chị S. nói chị có thai lại thì chúng tôi khẳng định bệnh nhân chưa được triệt sản", bác sĩ Hùng khẳng định.
Mỹ An (T/h)