+Aa-
    Zalo

    Phát hiện lăng mộ của Nữ hoàng Ai Cập huyền bí

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Các nhà khảo cổ người Séc đã phát hiện ra nơi yên nghỉ cuối cùng của Khentakawess, được cho là người vợ chưa được biết đến của Pharaoh Neferefre.

    Các nhà khảo cổ người Séc đã phát hiện ra nơi yên nghỉ cuối cùng của Khentakawess, được cho là người vợ chưa được biết đến của Pharaoh Neferefre.

    Một chi tiết từ ngôi mộ 4000 năm tuổi ở Abu Sir, phía tây nam Cairo - được cho là một ngôi mộ khác thuộc về vợ của Pharaoh Neferefre và đã được các nhà khảo cổ Séc phát hiện. Ảnh: Mohammed Al-sehiti /EPA.

    Đầu năm 2015, các nhà khảo cổ học người Séc đã khai quật được ngôi mộ của một nữ hoàng chưa từng biết đến trước đây, được cho là vợ của Pharaoh Neferefre, người trị vì 4.500 năm trước, theo các nhà chức trách Ai Cập.

    Ngôi mộ được phát hiện ở Abu Sir, một nghĩa trang cổ ở phía tây nam Cairo, nơi có nhiều kim tự tháp của các vị vua triều đại thứ 5, bao gồm Neferefre.

    Tên của vị nữ hoàng này đã không được biết đến trước khi ngôi mộ được tìm thấy, Bộ trưởng Bộ Sưu tầm cổ vật, Mamdouh al-Damaty cho biết trong một tuyên bố.

    Ông đã xác nhận vị nữ hoàng này là Khentakawess: "Chúng tôi đã phát hiện ra tên của vị nữ hoàng này trước khi ngôi mộ của bà được khai quật".

    Cũng như hai nữ hoàng trước đây đã được xác minh với tên tương tự, vị nữ hoàng này lấy tên là Khentakawess III.

    Damaty cho biết, tên của bà và thứ hiệu đã được khắc trên những bức tường bên trong ngôi mộ, có khả năng được khắc bởi những người xây ngôi mộ này.

    Ông nói thêm: "Phát hiện quan trọng này sẽ giúp chúng tôi khám phá những điều bí ẩn của triều đại thứ năm, cũng như triều đại thứ tư, những minh chứng cho các công trình xây dựng kim tự tháp đầu tiên.”

    Miroslav Barta, người đứng đầu Viện Ai Cập của Séc, đã khám phá ra ngôi mộ này, cho biết ngôi mộ được tìm thấy trong khu nhà tang lễ của Neferefre.

    Theo Barta: "Điều này làm cho chúng tôi tin nữ hoàng chính là vợ của vua Neferefre.”

    Một viên chức của Bộ Sưu tầm cổ vật cho biết ngôi mộ được xây dựng từ giữa triều đại thứ Năm (2994-2345, Trước Công Nguyên).

    Các nhà khảo cổ học cũng tìm thấy khoảng 30 dụng cụ sản xuất, gồm 24 chiếc làm bằng đá vôi và 4 chiếc làm bằng đồng.

    HỒNG NGUYỄN (Theo The Guardian)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/phat-hien-lang-mo-cua-nu-hoang-ai-cap-huyen-bi-a204604.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan