+Aa-
    Zalo

    Phát hiện đột biến SARS-CoV-2 có khả năng “né” phản ứng miễn dịch

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Các nhà khoa học Ấn Độ vừa đưa ra cảnh báo về các đột biến của virus SARS-CoV-2 có thể “né” phản ứng miễn dịch.

    Các nhà khoa học Ấn Độ vừa đưa ra cảnh báo về các đột biến của virus SARS-CoV-2 có thể “né” phản ứng miễn dịch.

    Reuters đưa tin, diễn đàn gồm các cố vấn khoa học do chính phủ Ấn Độ thành lập có tên Hiệp hội Di truyền SARS-CoV-2 (INSACOG) mới đây đã thông báo với giới chức về những đột biến nhỏ trong một số mẫu virus SARS-CoV-2 có khả năng “né” phản ứng miễn dịch.

    Lãnh đạo của diễn đàn này cho biết vấn đề liên quan tới đột biến virus này cần được nghiên cứu thêm. Dù vậy, các cố vấn cũng cho hay hiện chưa có bằng chứng nào cho thấy chủng virus mang đột biến này đang lan rộng hoặc có thể gây nguy hiểm.

    Được biết, Diễn đàn của các cố vấn khoa học hiện đã tìm thấy nhiều đột biến hơn của SARS-CoV-2. Các nhà khoa học cho rằng các đột biến cần được theo dõi chặt chẽ.

    Một nhóm các nhà khoa học Ấn Độ vừa phát hiện đột biến của SARS-CoV-2 có khả năng "né" phản ứng miễn dịch. Ảnh: Reuters

    “Chúng tôi đang thấy một số đột biến xuất hiện trong một vài mẫu có thể né tránh các phản ứng miễn dịch”, Shahid Jameel – Chủ tịch nhóm cố vấn khoa học của INSACOG, cũng là nhà virus học hàng đầu của Ấn Độ cho hay.

    Các nhà khoa học hiện đang nghiên cứu nhằm tìm ra nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng chóng mặt của các ca mắc mới COVID-19 ở Ấn Độ, đặc biệt là về vấn đề liệu biến thể B.1.617 được phát hiện lần đầu tiên ở nước này có phải là nguyên nhân hay không.

    Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã không tuyên bố biến thể ở Ấn Độ là “biến thể gây quan ngại”, như từng làm với các biến thể phát hiện lần đầu ở Anh, Brazil và Nam Phi. Tuy nhiên, vào hôm 27/4 vừa qua, WHO cho biết mô hình ban đầu dựa trên giải trình tự bọ gene cho thấy biến thể B.1.617 có tốc độ sản sinh cao hơn so với các biến thể khác xuất hiện tại Ấn Độ.

    Đinh Kim (Theo Reuters)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/phat-hien-dot-bien-sars-cov-2-co-kha-nang-ne-phan-ung-mien-dich-a364336.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan