1. Có bao nhiêu tiền mới mở được sổ tiết kiệm?
Tùy theo chính sách riêng của mỗi ngân hàng, mức tiền tối thiểu để mở sổ tiết kiệm sẽ khác nhau. Tuy nhiên, phần lớn ngân hàng tại Việt Nam thường quy định số tiền tối thiểu để mở sổ tiết kiệm dao động trong khoảng 100.000 - 1 triệu đồng tùy sản phẩm và hình thức mở sổ.
Thông thường, khi gửi tiền vào các sản phẩm tiết kiệm có kỳ hạn ở lần đầu tiên, khách hàng sẽ cần phải gửi tối thiểu 1 triệu đồng. Tuy nhiên, với các khoản tiết kiệm tích lũy thì số tiền sẽ thấp hơn, chỉ từ 100.000 đồng tùy từng ngân hàng.
Do đó, người gửi cần tìm hiểu kỹ quy định của mỗi ngân hàng về khoản tiền này trước khi mở sổ.
2. Hình thức gửi tiết kiệm
Đối với các sản phẩm gửi tiết kiệm khác nhau, khách hàng sẽ phải chi trả một số tiền tối thiểu khác nhau để mở tài khoản, ví dụ:
Gửi tiết kiệm có kỳ hạn: Từ 1 - 10 triệu đồng tùy ngân hàng.
Gửi tiết kiệm không kỳ hạn: 100.000 đồng tùy ngân hàng.
Gửi tiết kiệm linh hoạt: 100.000 đồng tùy ngân hàng.
3. Phương thức mở sổ tiết kiệm
Khi khách hàng mở tiết kiệm online hay trực tiếp tại quầy, số tiền tối thiểu mà khách hàng cần gửi cũng khác nhau:
Gửi trực tiếp tại quầy: Từ 1 - 5 triệu đồng.
Gửi tiết kiệm online qua Mobile Banking: Từ 100.000 - 1 triệu đồng.
Do đó, khách hàng cần đọc kỹ những quy định của ngân hàng về biểu phí của các hình thức gửi và phương thức mở để đạt được nhiều lợi ích nhất trên mỗi sản phẩm tiết kiệm.
Đối với những khách hàng mới mở sổ tiết kiệm lần đầu, ngoài số tiền gửi tối thiểu, khách hàng cũng nên quan tâm tới các yếu tố khác để có thể duy trì tiết kiệm hiệu quả, từ đó nhanh chóng đạt được mục tiêu tài chính. Cùng đọc những lời khuyên ở phần dưới đây để có một kế hoạch tiết kiệm thông minh và hiệu quả.
4. Lời khuyên cho người mở sổ tiết kiệm lần đầu
Nếu khách hàng đang có nhu cầu mở sổ tiết kiệm thì nên tham khảo những lời khuyên dưới đây để chọn được sản phẩm tiết kiệm phù hợp và mang đến tối đa lợi ích cho bản thân:
-Chọn ngân hàng uy tín, an toàn
-Năng lực tài chính trong năm gần nhất dựa theo báo cáo tài chính.
-Mức độ uy tín truyền thông theo phương pháp Media Coding (mã hóa dữ liệu của các bài viết về ngân hàng trên các kênh truyền thông