“Mùa đông năm 1998, tuyết dày đặc phủ kín núi, để có thể trông coi Dạ Lang Cốc, tôi đã phải sống trong tình trạng không điện không nước suốt hai tháng liền. Chặt củi, nhóm lửa, nấu cơm, uống tuyết, ăn rau cỏ dại, mỗi ngày đều phải đi thăm dò địa hình, rất vất vả”, Tống Bồi Luân, 78 tuổi, chia sẻ
|
Ông Tống Bồi Luân- Ảnh: Sina. |
Ông Tống Bồi Luân, 78 tuổi, cùng với hàng chục người nông dân trong vùng đã dành thời gian 20 năm để xây dựng nên một tòa thành bằng đá.
Ở một vùng thung lũng cách thị trấn Hoa Khê, Quý Châu khoảng 10km có một tòa thành cổ bí ẩn cao vút. Cổng vòm được xây nên từ những tảng đá thô sơ, thạch trụ với kết cấu dựa vào núi, các khuôn mặt bằng đá với những hình dạng biểu cảm khác nhau, phía trên mỏm dốc còn có các phiến đá hình tròn được sắp xếp so le.
Người đi bộ vượt qua cách rừng, men theo con đường đá đi về phía tòa thành sẽ ngỡ như mình đang lạc vào một chốn thiên đường giữa trần gian.
|
Tòa thành mà ông Tống bỏ ra 20 năm để xây dựng. -Ảnh: Sina. |
Khi bước vào tuổi 58, ông Tống đã từ bỏ công việc giảng viên đại học, thuê lại 300 mẫu đất hoang trên núi, bắt đầu một cuộc sống mới ở đây. 20 năm nay, ông lãnh đạo hàng chục người dân trấn Hoa Khê dùng những nguyên liệu đơn giản nhất như đá, sành,… để tạo nên một cảnh quan mang đầy bản sắc văn hóa truyền thống.
|
Tòa thành vào năm 2007. -Ảnh: Sina |
Năm 1993, ông đã có dịp đến thăm Đài tưởng niệm Crazy Horse tại Pigeon Forge, Mỹ. Đó đã trở thành động lực thôi thúc ông sau khi trở về nước thực hiện ý tưởng điêu khắc ấp ủ bấy lâu nay của mình.
|
Đài tưởng niệm Crazy Horse tại Mỹ. -Ảnh: Sina. |
Khi nói đến tên của tòa thành Dạ Lang Cốc, ông Tống cho biết nó liên quan đến vương triều Dạ Lang mà từ nhỏ ông đã được nghe kể rất nhiều lần. Do đó ông muốn qua Dạ Lang Cốc tái hiện lại một thời kỳ lịch sử đã qua.
|
Tòa thành Dạ Lang Cốc vào năm 2008. -Ảnh: Sina. |
Trong quá trình xây dựng, ông Tống cũng đã gặp rất nhiều khó khăn về tài chính, ảnh hưởng bởi quá trình đô thị hóa của các khu vực lân cận,… Giai đoạn khó khăn nhất với ông là hai năm đầu, mỗi ngày dậy sớm, đi 4 tiếng đồng hồ để lên núi phát quang rừng.
|
Cận cảnh Tòa thành. -Ảnh: Sina. |
Ông kể lại: “Mùa đông năm 1998, tuyết dày đặc phủ kín núi, để có thể trông coi Dạ Lang Cốc, tôi đã phải sống trong tình trạng không điện không nước suốt hai tháng liền. Chặt củi, nhóm lửa, nấu cơm, uống tuyết, ăn rau cỏ dại, mỗi ngày đều phải đi thăm dò địa hình, rất vất vả. Tuy nhiên đây là công việc mình yêu thích, tự nguyện làm nên cũng không cảm thấy quá gian khổ."
|
Ông Diệp Bồi Luân. -Ảnh: Sina. |
Đối với công trình điêu khắc này, ông Tống nhấn mạnh “chỉ làm một nửa”. Bởi vậy, trong giai đoạn đầu của quá trình chế tác ông không bao giờ gò ép các bức điêu khắc theo một khuôn mẫu nào, cũng không quá bận tâm đến những cành dây leo đang mọc lên xung quanh theo thời gian. Đối với ông, mỗi cảnh vật có thể tùy thời mà biến đổi phù hợp với hoàn cảnh tự nhiên, như vậy mới có khả năng tồn tại và phát triển lâu dài.
NHÂM HUẾ (Theo Xinjingbao)
Link bài gốcLấy link
https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/ong-lao-78-tuoi-an-cu-20-nam-de-xay-dung-chon-thien-duong-giua-tran-gian-a206771.html