Biển lửa phun trào khiến hàng chục nghìn người chết, tiêu diệt toàn bộ hệ sinh thái xung quanh... là những ám ảnh kinh hoàng về núi lửa.
|
Vụ phun trào của núi lửa St Helens diễn ra ngày 18/5/1980 khiến 57 người chết được đánh giá là thảm họa núi lửa thảm khốc nhất trong lịch sử nước Mỹ. |
|
Không có một dấu hiệu cảnh báo nào trước đó, núi lửa St Helens bất ngờ phun trào dữ dội vào ngày 18/5, tạo nên cột tro bụi khổng lồ chỉ sau vài giờ. |
|
Bùn nóng và đá hộc đã tràn xuống chân núi trong vòng 9h cùng với nước lũ từ sông North Fork Toutle. Trong ảnh, một số người dân dang leo lên toa đầu đã bị ngập để tìm cách thoát thân. Những con ngựa bị bỏ lại và chết đuối không lâu sau đó. |
|
Những đám mây tro bụi từ núi lửa St Helens bao phủ bầu trời phía trên sân bay Ephrata tại Washington cách đó 45 dặm vào ngày 19/5. |
|
Hàng nghìn thân cây chết khô, rạp xuống do dòng chảy từ vụ phun trào, ngày 22/8/1980. |
|
Các đường phố ở Yakima, Washington tối sầm vào lúc 3h chiều ngày 18/5 do tro núi lửa che khuất mặt trời. Mọi người phải đeo khẩu trang để tránh hít phải tro bụi. |
|
Núi Tambora xếp đầu tiên trong danh sách những ngọn núi lửa nguy hiểm nhất thế giới. Lần phun trào năm 1815, người ta có thể thấy những cột khói phun trào cao gấp 3 lần thảm họa St.Helens năm 1980. 10.000 người đã thiệt mạng dưới dòng dung nham nóng bỏng. |
|
Cùng với đó là sự biến mất của một nền văn minh nhỏ xung quanh khu vực núi lửa phun trào. Sau thảm họa, mùa màng và môi trường bị phá hủy, con số người chết vì thiếu lương thực lên tới 82.000 người. |
|
Vào năm 1883, một ngọn núi lửa trên đảo Krakatoa tỉnh giấc với sức mạnh gấp 13.000 lần một quả bom nguyên tử. Âm thanh phun trào của khói và dung nham bay xa tới vài nghìn km, tức là tới tận những hòn đảo nằm ở bờ biển phía Đông châu Phi. |
|
Hoạt động của núi lửa Krakatoa gây nên những cơn siêu sóng thần và chúng cuốn người dân ra biển. Khoảng 36.000 người thiệt mạng vì thảm họa, còn đảo Krakatoa chìm xuống đáy đại dương. |
|
Nằm trên đảo Martinique trong biển Caribbe và có độ cao 1.463m, Peleé phun trào dữ dội vào tháng 5/1902, giết chết gần 30.000 người tại thành phố cảng St. Pierre trên đảo. |
|
Thảm họa khủng khiếp đến nỗi từ “pelean” - được dùng để mô tả loại bụi, khí và mây bụi của núi lửa Peleé - trở thành một thuật ngữ chuyên ngành về núi lửa. |
|
Sau khi hầu hết thành phố St. Pierre bị hủy diệt, Peleé ngủ yên trong vài tháng. Song chẳng bao lâu sau các nhà địa chất phát hiện một hồ dung nham ngầm dâng lên độ cao 300m từ đáy miệng núi lửa. |
|
Núi Ruiz - phiên bản thứ hai của thảm họa Pompeii (1985). Thảm họa này diễn ra gần đây nhất, chỉ khoảng gần 40 năm về trước tại Colombia. Nó được coi là phiên bản thảm họa Pompeii hiện đại khi phá hủy trọn vẹn thành phố Amero. |
|
Sức mạnh của núi lửa này không phải là sự phun trào mà nằm ở chính dòng siêu mắc ma gây ra. Theo ước tính, chúng di chuyển với tốc độ 480km/h và chỉ mất 15 phút để nhấn chìm thành phố. |
|
Biểu tượng của thảm kịch này là hình ảnh cô bé Omayra Sanchez (13 tuổi), bị kẹt trong đống đổ nát lên tới cổ. Đội cứu hộ bất lực, mọi hành động giải cứu đều bất thành. Omayra cầm cự được 3 ngày nhờ lòng tốt của những người xung quanh, ra đi vì bị hoại tử và hạ thân nhiệt. |
Link bài gốcLấy link
https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nhung-vu-nui-lua-phun-trao-khung-khiep-nhat-trong-lich-su-a53035.html