+Aa-
    Zalo

    Những thay đổi về chính sách ưu đãi Người có công: Hướng tới nâng cao chế độ và mở rộng diện đối tượng

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Ngày 9/12/2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh 02/2020/UBTVQH14 về ưu đãi người có công với cách mạng (gọi tắt là Pháp lệnh ưu đãi người có công năm 2020) có hiệu lực thi hành từ 1/7/2021 với nhiều điểm mới hướng tới nâng cao chế độ ưu đãi và mở rộng số người hưởng ưu đãi cho người có công với cách mạng.

    k1

    Tượng đài mẹ Việt Nam anh hùng tại tỉnh Quảng Nam

    So với Pháp lệnh trước, Pháp lệnh sửa đổi đã bổ sung 03 chương, bỏ 01 chương và 03 điều, bổ sung 13 điều; có 36 điểm mới thuộc 8 nhóm nội dung lớn về đối tượng áp dụng, giải thích từ ngữ, nguyên tắc thực hiện, điều kiện, tiêu chuẩn ưu đãi người có công với cách mạng người có công, chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng, về quản lý nhà nước, về tạm đình chỉ, chấm dứt hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng, xử lý vi phạm.

    Thêm đối tượng hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng

    So với các đối tượng nêu tại khoản 1 Điều 1 Pháp lệnh số 04 năm 2012, Điều 3 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng (gọi tắt là Pháp lệnh) đã bổ sung thêm một số đối tượng người có công với cách mạng gồm:

    -Thương binh, bao gồm cả thương binh loại B được công nhận trước ngày 31/12/1993; người hưởng chính sách như thương binh (bổ sung thương binh loại B được công nhận trước ngày 31/12/1993).

    - Người làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày (trước đây chỉ có người hoạt động cách mạng, kháng chiến bảo vệ Tổ quốc thuộc đối tượng người có công).

    Đồng thời, về đối tượng thân nhân của người có công với cách mạng, khoản 2 Điều 2 Pháp lệnh năm 2005 không quy định cụ thể. Tuy nhiên, khoản 2 Điều 3 Pháp lệnh năm 2020 đã liệt kê gồm: Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con (gồm con đẻ và con nuôi), người có công nuôi liệt sĩ.

    Nhiều thay đổi về chính sách ưu đãi với người có công

    Theo Pháp lệnh này, thương binh, bệnh binh và người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh được Nhà nước hỗ trợ cơ sở vật chất ban đầu, bao gồm nhà xưởng, trường, lớp, trang thiết bị, được vay vốn ưu đãi để sản xuất, kinh doanh, miễn hoặc giảm thuế đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh. Đây là một chế độ mới mà trước đây chưa quy định cho các đối tượng người có công này.

    Với Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, mức trợ cấp hằng tháng cũng được tăng từ ngày 1/7/2021, cụ thể là bằng 3 lần mức chuẩn (mức chuẩn hiện nay là 1.624.000 đồng), thay vì 1 lần mức chuẩn như quy định trước đây.

    Riêng với vợ hoặc chồng liệt sĩ lấy chồng hoặc vợ khác nhưng vẫn nuôi con liệt sĩ đến tuổi trưởng thành, hoặc chăm sóc cha, mẹ đẻ của liệt sĩ khi còn sống, sẽ được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng và được hỗ trợ về BHYT.

    Người thân của người có công nhận nhiều chính sách mới?

    Ngoài việc quy định rõ đối tượng là người thân của người có công với cách mạng, Pháp lệnh năm 2020 còn bổ sung thêm nhiều chính sách mới với các đối tượng này. Cụ thể, ngoài trợ cấp hàng tháng, phụ cấp hằng tháng, trợ cấp một lần, bảo hiểm y tế… tùy từng đối tượng, người có công với cách mạng và thân nhân của họ còn được hưởng thêm các chế độ khác nêu tại Điều 5 Pháp lệnh năm 2020 gồm:

    - Cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị phục hồi chức năng cần thiết theo chỉ định của cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng hoặc của bệnh viện tuyến tỉnh trở lên;

    - Hỗ trợ cải thiện nhà ở;

    - Miễn hoặc giảm tiền sử dụng đất khi được Nhà nước giao đất ở, chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở, công nhận quyền sử dụng đất ở, khi được mua nhà ở thuộc sở hữu của Nhà nước;

    - Ưu tiên giao hoặc thuê đất, mặt nước, mặt nước biển; ưu tiên giao khoán bảo vệ và phát triển rừng;

    Ngoài ra, người có công với cách mạng và thân nhân của họ vẫn có những chế độ ưu đãi như quy định trước đây, gồm: Trợ cấp hàng tháng, phụ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần; Bảo hiểm y tế; Điều dưỡng phục hồi sức khỏe; Ưu tiên trong tuyển sinh, tạo việc làm...

    Ngọc Hà

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nhung-thay-doi-ve-chinh-sach-uu-dai-nguoi-co-cong-huong-toi-nang-cao-che-do-va-mo-rong-dien-doi-tuong-a506609.html
    Kinh nghiệm chăm lo tốt chính sách người có công ở Nam Định

    Kinh nghiệm chăm lo tốt chính sách người có công ở Nam Định

    Trong những năm qua, công tác chăm lo cho gia đình chính sách, người có công với Cách mạng được các cấp, ngành chức năng của tỉnh Nam Định chú trọng thực hiện và được phát động sâu rộng tại địa phương. Đối tượng người có công và thân nhân liệt sỹ được quan tâm chăm sóc cả về tinh thần và vật chất, được cải thiện nhà ở hoặc giúp đỡ khắc phục khó khăn, vươn lên ổn định cuộc sống. Ngoài việc thể hiện truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, đây là hoạt động góp phần giúp gia đình chính sách, người có công nâng cao đời sống mọi mặt, đồng thời tri ân, bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc với những thế hệ cha anh đã cống hiến, hy sinh vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Kinh nghiệm chăm lo tốt chính sách người có công ở Nam Định

    Kinh nghiệm chăm lo tốt chính sách người có công ở Nam Định

    Trong những năm qua, công tác chăm lo cho gia đình chính sách, người có công với Cách mạng được các cấp, ngành chức năng của tỉnh Nam Định chú trọng thực hiện và được phát động sâu rộng tại địa phương. Đối tượng người có công và thân nhân liệt sỹ được quan tâm chăm sóc cả về tinh thần và vật chất, được cải thiện nhà ở hoặc giúp đỡ khắc phục khó khăn, vươn lên ổn định cuộc sống. Ngoài việc thể hiện truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, đây là hoạt động góp phần giúp gia đình chính sách, người có công nâng cao đời sống mọi mặt, đồng thời tri ân, bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc với những thế hệ cha anh đã cống hiến, hy sinh vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc.