Hiện nay, nhiều người tin vào công dụng của tỏi nên cố ý sử dụng thường xuyên mà không biết rằng tỏi cũng có những tác dụng phụ nguy hiểm, thậm chí có thể gây mất mạng.
Theo đông y tỏi có vị cay, tính ôn, hơi độc, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát khuẩn; chữa khí hư, tiểu tiện khó, bụng trướng đầy, tiêu nhọt, đờm và hạch ở phổi, tẩy uế...
Là một vị thuốc nhưng cũng là một loại gia vị, tỏi được sử dụng rộng rãi trong nấu ăn và được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên, nếu ăn tỏi không đúng cách sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.
Nguy cơ ngộ độc
Đây có lẽ là nguy cơ nghiêm trọng nhất có thể gặp khi ăn uống tỏi. Khi bị ngộ độc tỏi, ngoài dẫn tới những khó chịu trong dạ dày, chúng còn có thể dẫn đến tử vong.
Theo đó, những nguy cơ ngộ độc tỏi thường xuất hiện khi tỏi ngâm dầu để ở nhiệt độ phòng hoặc cất trữ quá lâu trong tủ lạnh.
Tổn thương gan
Dùng tỏi quá mức có thể làm tổn thương gan, đây là một trong những cơ quan quan trọng nhất của cơ thể. Một nghiên cứu của Ấn Độ đã chỉ ra rằng nếu tỏi dùng với số lượng lớn có thể dẫn tới độc tính ở gan vì tỏi có chứa allicin, một hợp chất với số lượng nhiều ở gan có thể làm tổn thương gan.
Ngoài ra, các thành phần dễ bay hơi của tỏi làm giảm hemoglobin có thể dẫn đến thiếu máu, không có lợi cho việc điều trị bệnh gan.
Tác dụng phụ với những thuốc theo toa
Tỏi có thể can thiệp với một số loại thuốc đang uống được kê theo toa, đặc biệt là với một số loại thuốc chống đông máu được sử dụng trong quá trình phẫu thuật.
Ngoài ra, những nghiên cứu về tỏi đã được xuất bản năm 2001 kết luận rằng: "ăn tỏi có thể gây ra một số tác dụng phụ nguy hại khi kết hợp với một loại thuốc được sử dụng trong quá trình điều trị HIV/AIDS".
Vì thế, khi đang phải sử dụng thuốc theo toa, rất cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa về việc có nên ăn tỏi không.
Tiêu chảy
Tiêu chảy có thể xảy ra nếu bạn ăn tỏi khi bụng đói. Những người bị xì hơi thường xuyên không nên dùng tỏi nhiều vì tỏi có chứa chất fructan có thể gây sình bụng, gây ra khí trong dạ dày.
Vì vậy, nếu bạn là một người hay bị xì hơi, nên giảm số lượng tỏi trong thức ăn.
Gây dị ứng
Cũng như hầu hết với các thực phẩm khác, một số người có thể bị dị ứng hoặc cơ thể không dung nạp tỏi. Nếu bị dị ứng nhẹ, tỏi gây chứng ợ nóng, đầy hơi, kích ứng da, phát ban tay, chàm… vì tỏi có chứa men alliin lyase gây kích ứng trên da. Nếu nghiêm trọng hơn, chúng có thể đe dọa đến tính mạng.
Khi nghi ngờ tỏi gây dị ứng, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu hoặc một chuyên gia về dị ứng thực phẩm.
Trào ngược dịch dạ dày
Theo Viện Ung thư Quốc gia Mỹ, tiêu dùng tỏi tươi hoặc dầu tỏi khi bụng đói có thể gây ợ nóng, buồn nôn và nôn. Ngoài ra, một báo cáo Trường Y Harvard xuất bản cho thấy tỏi có một số hợp chất có thể gây ra chứng trào ngược dạ dày thực quản.
Tăng chảy máu
Theo Trung tâm Y tế Đại học Maryland (Mỹ), tỏi có thể làm tăng nguy cơ chảy máu. Ngoài ra, sau khi phẫu thuật, người ta không nên ăn tỏi trong ít nhất 2 tuần vì nó có thể gây trở ngại huyết áp.
Nhức đầu
Nếu ăn nhiều tỏi sống, nó có thể gây đau nửa đầu. Tỏi có thể kích thích các dây thần kinh giải phóng các phân tử tín hiệu thần kinh neuropeptide gây ra nhức đầu.
Thay đổi thị lực
Ăn quá nhiều tỏi có thể gây ra phù nề, tình trạng gây ra chảy máu bên trong buồng mắt. Buồng mắt là khoảng cách giữa giác mạc và mống mắt. Tình trạng này có thể gây mất thị lực, đó là tác dụng phụ của tỏi sống.
Vì vậy những người bị bệnh về mắt, khí sắc kém, thiếu máu, giảm thị lực, ù tai, hoa mắt, mất trí nhớ… không nên ăn quá nhiều tỏi.
Có thể gây hại cho phụ nữ mang thai
Dùng tỏi với số lượng lớn cũng có thể ảnh hưởng đến việc mang thai vì nó sẽ làm tăng các phản ứng làm loãng máu có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú nên tránh tỏi trong thời gian này vì nó có thể gây chuyển dạ.
Minh Khôi(T/h)