+Aa-
    Zalo

    Những "quái vật" ăn thịt người tồn tại quanh ta nhưng ít ai biết

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Liên cầu khuẩn, amip ăn não, ấu trùng ruồi trâu, nhện nâu... là những loài sinh vật ăn thịt người hoặc có sức phá hủy cơ thể nghiêm trọng mà ít ai ngờ tới.

    (ĐSPL) - Liên cầu khuẩn, amip ăn não, ấu trùng ruồi trâu, nhện nâu... là những loài sinh vật ăn thịt người hoặc có sức phá hủy cơ thể nghiêm trọng mà ít ai ngờ tới.

    Liên cầu khuẩn

    Liên cầu khuẩn. Ảnh: VnExpress.

    Theo VnExpress, tuần trước, một người đàn ông Australia đã bị nhiễm liên cầu khuẩn ăn thịt người, một loại vi khuẩn gây bệnh cho các loài động vật máu nóng, chủ yếu truyền từ lợn sang người.

    Khi loại vi khuẩn này xâm nhập vào cơ thể qua các vết thương hở, gây ra tình trạng viêm cân mạc hoại tử, nhanh chóng lây lan hủy hoại các mô mềm của cơ thể, gồm cả da và cơ bắp.

    Amip ăn não

    Amip ăn não (Naegleria fowleri), là một loại sinh vật đơn bào thuộc nhóm excavata sinh sống tự do, thường được tìm thấy trong các khu vực nước ngọt ấm, chẳng hạn như ao, hồ, sông, suối nước nóng.

    Nhiễm amip ăn não quan sát qua kính hiển vi. Ảnh: Internet.

    Tại đây, nó sẽ sinh sản và lan dần lên não, gây ra hội chứng viêm não – màng não tiên phát (primary amebic meningoencephalitis - PAM), làm sưng não và dẫn đến tử vong trong hầu hết các trường hợp. Chỉ có một vài người may mắn sống sót.

    Ruồi ăn thịt Cochliomyia hominivorax

    Báo SKCĐ cho biết, loài ấu trùng ruồi ăn thịt Cochliomyia hominivorax sống ở châu Mỹ. Con cái đẻ trứng vào phần thịt hoặc các vết thương hở của động vật máu nóng, vật nuôi, rốn của vật nuôi mới sinh và cả các lỗ hở trên cơ thể con người như lỗ tai.

    Ruồi ăn thịtCochliomyia hominivorax. Ảnh: VnExpress.

    Trứng sẽ nở trong vòng 24 giờ sau đó, sử dụng thịt và các chất lỏng trên cơ thể của bất kỳ vật chủ nào làm thức ăn, theo Tổ chức Nông nghiệp và Thực phẩm Liên Hợp Quốc. Cơ thể những con ấu trùng này có các rãnh nhỏ, giúp chúng có thể khoan sâu vào cơ thể vật chủ như một chiếc đinh vít.

    Xem thêm video:

    [mecloud]MSrPrdizD3[/mecloud]

    Ấu trùng ruồi trâu

    Ấu trùng ruồi trâu. Ảnh: VnExpress.

    Ấu trùng ruồi trâu không trực tiếp đẻ trứng lên vật chủ, mà thông qua một vật chủ trung gian như muỗi hoặc ve. Khi hút máu, chúng sẽ lây lan trứng ruồi trâu lên cơ thể động vật máu nóng như con người. Sự thay đổi nhiệt độ giữa hai vật chủ sẽ làm trứng nở, đi vào cơ thể qua vết cắn, đốt.

    Theo đó, ấu trùng sẽ ở dưới lớp da người, bên trong một lớp da dưới mô, ăn các chất dịch của cơ thể trong khoảng 8 tuần trước khi rời khỏi để biến thành ruồi trưởng thành. Khi ở trong cơ thể, ấu trùng gây ra một tình trạng gọi là "nhọt giòi" (furuncular myiasis), vùng tổn thương sẽ bị sưng, viêm và chảy mủ.

    Nhện nâu  

    Đây là loài nhện thuộc nhóm Loxosceles. Theo các nhà khoa học Úc, nhện nâu có nọc độc khá mạnh, khiến vùng bị cắn phồng rộp, lở loét, nhiễm trùng…

    Nhện nâugây hoại tử. Ảnh: VnExpress.

    Những con nhện này có ở nhiều vùng trên thế giới. Thường gặp nhất là các con nhện nâu (Loxosceles reclusa), sống tại một số bang miền Nam và Trung Tây nước Mỹ. Tuy nhiên, theo Chương trình quản lý ký sinh gây hại của Đại học California, chỉ có 10\% các vết cắn của loài nhện này gây tổn thương mô nghiêm trọng và để lại sẹo. Vết thương thường xấu đi do các nguyên nhân lâm sàng khác như nhiễm khuẩn.

    Nhện Phoneutria

    Theo Tri thức trực tuyến, chương trình kỷ lục Guinness 2007 đã đánh giá loài nhện lang thang Brazil (Phoneutria) là loài nhện độc nhất thế giới. Người ta còn gọi chúng là nhện chuối bởi vì chúng thường sống trên các tán lá chuối.

    Ảnh: Tri thức trực tuyến.

    Trong khi những loài nhện khác giăng tơ để bẫy con mồi, loài nhện chuối săn mồi trên măt đất, tìm kiếm và tấn công con mồi trực tiếp. Chúng thường hoạt động vào ban đêm và rất hiếu chiến.

    Nọc độc của chúng là loại độc tác động tới thần kinh rất mạnh, khiến cơ quan hô hấp tê liệt, gây ngạt thở và chết. Ngoài ra nọc độc của chúng có thể khiến nam giới bất lực.

    MẠC NHIÊN(Tổng hợp)

    Xem thêm video:

     [mecloud]s2QInlrrLg[/mecloud]

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nhung-quai-vat-an-thit-nguoi-ton-tai-quanh-ta-nhung-it-ai-biet-a118858.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.