+Aa-
    Zalo

    Những nhóm người không nên ăn gạo nếp

    (ĐS&PL) - Gạo nếp là nguyên liệu đa năng, có thể biến tấu thành vô vàn món ngon hấp dẫn. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể thưởng thức loại gạo này.

    Nguồn năng lượng dồi dào

    Gạo nếp chứa hàm lượng tinh bột cao, cung cấp nguồn năng lượng dồi dào cho cơ thể hoạt động. Đây là lý do tại sao những món ăn từ gạo nếp thường tạo cảm giác no lâu và giúp bạn duy trì năng lượng suốt cả ngày.

    Gạo nếp chứa hàm lượng tinh bột cao, cung cấp nguồn năng lượng dồi dào cho cơ thể hoạt động. Ảnh minh họa

    Gạo nếp chứa hàm lượng tinh bột cao, cung cấp nguồn năng lượng dồi dào cho cơ thể hoạt động. Ảnh minh họa

    Giàu chất dinh dưỡng

    Không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng, gạo nếp còn chứa nhiều dưỡng chất quan trọng như protein, chất xơ, vitamin nhóm B, canxi, sắt và các khoáng chất khác. Những dưỡng chất này đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể, hỗ trợ hệ tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch và bảo vệ tim mạch.

    Gạo nếp có hàm lượng canxi tương đối cao, tác dụng tốt trong việc củng cố sự chắc khỏe xương và răng. Ngoài ra, nó cũng giàu lượng vitamin B thúc đẩy sự thèm ăn, tăng cường nuôi dưỡng thần kinh và cải thiện triệu chứng mất ngủ.

    Gạo nếp còn gọi là nhu mễ, theo quan điểm của y học cổ truyền có tính ấm, vị ngọt, tác dụng bổ khí kiện tỳ vị chỉ tả, ôn ấm trung tiêu, cố biểu liễm hãn (giảm tiết mồ hôi) và giảm đi tiểu thường xuyên.

    Gạo nếp được xếp vào nhóm thuốc bổ, quy vào kinh phế và tỳ vị. Vì vậy thích hợp dùng trong các trường hợp có tình trạng kém ăn, buồn nôn, tiêu chảy do tỳ vị khí hư, hay người dễ ra mồ hôi, mệt mỏi, suy nhược thần kinh, khó thở do khí hư.

    Món ngon từ gạo nếp

    Gạo nếp là nguyên liệu đa năng, có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn như:

    Xôi: Xôi gấc, xôi xéo, xôi thịt, xôi đậu,...

    Chè: Chè cốm, chè đậu trắng, chè trôi nước,...

    Bánh: Bánh chưng, bánh tét, bánh dày,...

    Gạo nếp có hàm lượng canxi tương đối cao, tác dụng tốt trong việc củng cố sự chắc khỏe xương và răng. Ảnh minh họa

    Gạo nếp có hàm lượng canxi tương đối cao, tác dụng tốt trong việc củng cố sự chắc khỏe xương và răng. Ảnh minh họa

    Ai không nên ăn gạo nếp?

    - Người viêm dạ dày tá tràng: Tinh bột trong gạo nếp là amylopectin phân nhánh nên khó tiêu hóa và thủy phân ở ruột, dạ dày, và đồng thời kích thích dạ dày co bóp và tăng tiết nhiều acid hơn. Vì vậy bị viêm dạ dày tá tràng cấp, u đường tiêu hóa hoặc vừa trải qua phẫu thuật đường tiêu hóa thì nên không nên ăn.

    - Người mới ốm dậy: Gạo nếp có thành phần tinh bột dạng amylopectin, tính dẻo dính nên dễ gây đầy bụng, khó tiêu vì vậy người già, trẻ em (trẻ dưới 1 tuổi không nên ăn), người bệnh mới ốm dậy tiêu hóa kém cần thận trọng khi dùng.

    - Người mắc bệnh mạn tính: Người mắc bệnh đái tháo đường, mỡ máu cao (tăng triglyceride), béo phì nên hạn chế hoặc ăn ít gạo nếp. Do hàm lượng chất béo, tinh bột và chỉ số đường (GI) trong gạo nếp cao hơn gạo tẻ vì vậy sẽ khó để kiểm soát các loại bệnh trên. Bánh gạo nếp dù ngọt hay mặn đều chứa nhiều carbohydrate và natri, người mắc bệnh tiểu đường, thừa cân hoặc các bệnh mạn tính khác (như bệnh thận, mỡ máu cao) nên ăn càng ít càng tốt.

    Do gạo nếp có hàm lượng tinh bột và năng lượng tương đương với cơm trắng. Ảnh minh họa

    Do gạo nếp có hàm lượng tinh bột và năng lượng tương đương với cơm trắng. Ảnh minh họa

    - Người thừa cân, béo phì: Do gạo nếp có hàm lượng tinh bột và năng lượng tương đương với cơm trắng, đặc biệt nếu bạn thường thích ăn xôi cùng các loại thức ăn kèm theo như trứng, thịt, xúc xích… thì sẽ càng khiến tình trạng béo phì gia tăng. Do đó, những người thừa cân, béo phì nên hạn chế ăn xôi.

    - Bệnh nhân tiểu đường: Gạo nếp sau khi vào dạ dày sẽ nhanh chóng được hấp thụ và chất chứa trong đó là tinh bột, nếu người bệnh tiểu đường ăn quá nhiều thì đường huyết sau bữa ăn sẽ tăng nhanh trong thời gian ngắn và không thể kiểm soát được.

    - Người có vết thương bị mưng mủ: Những vết thương hở, đặc biệt khi bị viêm sẽ rất lâu lành. Nếu ăn thức ăn dẻo, khó tiêu, nóng như xôi và các thức ăn từ gạo nếp khác sẽ càng làm tình trạng nặng thêm có thể gây mưng mủ. Vì vậy những người mới phẫu thuật, người có vết thương bị sưng viêm nên kiêng thức ăn này và chỉ ăn lại khi các tổn thương đã lành và bình thường trở lại.

    Bên cạnh đó, người có cơ địa đàm thấp nhiệt, đang sốt, ho có đàm vàng hoặc vàng da, chướng bụng thì không nên sử dụng.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/nhung-nhom-nguoi-khong-nen-an-gao-nep-a444754.html
    Sự kiện: Đời sống 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan