+Aa-
    Zalo

    Những nhóm người cần cẩn trọng khi sử dụng mướp đắng

    (ĐS&PL) - Mướp đắng là nguyên liệu được dùng để chế biến thành nhiều món ăn với hương vị hấp dẫn. Tuy nhiên không phải ai cũng nên ăn.

    Mướp đắng từ lâu đã là một món ăn dân dã được người Việt yêu thích, hiếm có loại thức ăn nào mang vị đăng đắng mà lại được lòng người ăn đến vậy. Bằng nhiều cách khác nhau, chúng ta có thể chế biến thành các món ăn ngon lành, giúp thanh nhiệt, giải độc. Hơn thế, các dinh dưỡng trong quả mướp đắng cũng rất tốt trong việc chữa các bệnh mãn tính như huyết áp cao, tim mạch, tiểu đường, xơ vữa động mạch, kháng ung thư…

    Những công dụng của mướp đắng đối với sức khỏe

    Thanh nhiệt giải độc

    Thời tiết mùa hè nóng bức, cơ thể sẽ dễ nóng trong và nổi mụn. Ăn một ít mướp đắng có thể thanh nhiệt, giải độc và bổ sung khí, giảm các triệu chứng nóng trong như lở loét trong miệng, lưỡi, mụn nhọt. Theo “Bản thảo cương mục” ghi chép, mướp đắng có thể loại bỏ mệt mỏi và khó chịu.

    Mướp đắng hàm lượng carbohydrate thấp, hàm lượng nước cao và năng lượng thấp, chứa một lượng chất xơ nhất định, có tác dụng bổ sung nước, tăng cảm giác no và thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa, nhuận tràng và cũng là cách tốt để giảm cân.

    Những nhóm người cần cẩn trọng khi sử dụng mướp đắng.

    Những nhóm người cần cẩn trọng khi sử dụng mướp đắng.

    Kiện tỳ, trì hoãn quá trình lão hóa

    Khi bạn cảm thấy chán ăn, khó tiêu, bạn có thể ăn mướp đắng để kích thích vị giác, tốt cho tiêu hóa. Hơn nữa, mướp đắng có thể đi vào kinh tim, phổi, dạ dày, tác dụng hạ huyết áp, lipid máu, thúc đẩy quá trình trao đổi chất và làm đẹp da.

    Một số người còn sử dụng nước ép mướp đắng để đắp mặt và tẩy da chết, bởi nó là sản phẩm tự nhiên có tác dụng chăm sóc và làm sạch da rất tốt. Mướp đắng giàu vitamin B1, vitamin C và khoáng chất. Ăn mướp đắng có thể hỗ trợ loại bỏ mụn trứng cá và giữ ẩm cho da, đồng thời tác dụng nhất định trong việc điều trị mụn trứng cá.

    Ngoài ra, mướp đắng rất giàu protein, có thể giúp cải thiện khả năng miễn dịch của cơ thể. Hàm lượng vitamin C trong mướp đắng cao, tác dụng chống oxy hóa tốt, giúp da trì hoãn lão hóa.

    Giảm cân

    Loại quả này chứa hàm lượng chất xơ cao, nên giúp bạn có cảm giác no lâu hơn, từ đó hạn chế nạp nhiều năng lượng cho cơ thể. Một số món ngon từ mướp đắng bạn có thể tham khảo như mướp đắng nhồi thịt, mướp đắng xào trứng hoặc nước ép mướp đắng.

    Những người không nên ăn mướp đắng

    Phụ nữ mang thai và cho con bú

    Nguyên nhân là do mướp đắng rất ít chất xơ và quá ít chất béo, không phù hợp cho chế độ dinh dưỡng của bà bầu và phụ nữ sau sinh. Ngoài ra, việc ăn mướp đắng có thể gây giảm đường huyết. Các hạt mướp đắng có chứa một chất tên là vicine – một độc tố có khả năng gây ra hội chứng cấp tính như nhức đầu, đau thắt bụng và hôn mê với người nhạy cảm.

    Bên cạnh đó, mướp đắng cũng được coi là một loại quả kích thích tử cung và có thể dẫn đến sinh non. Phụ nữ đang cho con bú cũng không nên ăn mướp đắng vì một số thành phần không tốt có thể được truyền qua sữa mẹ.

    Những nhóm người cần cẩn trọng khi sử dụng mướp đắng.

    Những nhóm người cần cẩn trọng khi sử dụng mướp đắng.

    Người mắc bệnh tiêu hóa

    Việc ăn mướp đắng hàng ngày rất tốt cho sức khỏe nhưng nếu ăn quá nhiều có thể dẫn đến tiêu chảy và các vấn đề dạ dày.

    Mướp đắng có thể độc hại cho tế bào gan ở thú vật, enzym gan tăng cao sau khi dùng mướp đắng. Các chất trong mướp đắng có khả năng thay đổi hình dáng tế bào gan.

    Người huyết áp thấp

    Theo các chuyên gia, trong quả mướp đắng có chứa chất charantin, Polypeptid-P và Vicine có khả năng làm hạ đường huyết, dẫn đến tụt huyết áp, khiến những người có tiền sử huyết áp thấp tái phát bệnh.

    Người bị bệnh gan, thận

    Người bị bệnh về gan và thận cần tránh ăn mướp đắng vì chúng rất khó tiêu hóa, có thể gây đầy hơi. Những người bị thiếu men G6PD (loại men có vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa của tế bào hồng cầu) nên tránh xa loại rau có vị đắng này.

    Mướp đắng có thể độc hại cho tế bào gan ở thú vật, enzym gan tăng cao sau khi dùng mướp đắng. Các chất trong mướp đắng có khả năng thay đổi hình dáng tế bào gan.

    Hạt mướp đắng chứa một chất tên vicine, là một độc tố có khả năng gây ngộ độc tầm đậu (favism), một hội chứng cấp tính gồm nhức đầu, đau thắt bụng và hôn mê.

    Ngay cả khi cây mướp đắng trồng ở những vùng thổ nhưỡng khác nhau thì thành phần trong quả cũng có tỷ lệ và sự có mặt các vi chất khác nhau. Do đó nếu cây trồng trên vùng đất có nhiễm kim loại nặng rất có thể trong quả mướp đắng trồng tại vùng này bị nhiễm kim loại nặng mà gây độc cho cơ thể khi chúng ta ăn nó.

    Người bị tiểu đường

    Dù mướp đắng có thể làm giảm lượng đường trong máu, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường nhưng nếu đang trong thời kỳ dùng thuốc hạ thấp lượng đường thì việc ăn mướp đắng có thể khiến mức đường trong máu xuống thấp hơn cho phép, gây hại cho sức khỏe.

    Những nhóm người cần cẩn trọng khi sử dụng mướp đắng.

    Những nhóm người cần cẩn trọng khi sử dụng mướp đắng.

    Một số lưu ý khi ăn mướp đắng

    Tránh uống trà ngay sau khi ăn mướp đắng kẻo ảnh hưởng dạ dày.

    Không nên kết hợp mướp đắng cùng các loại hải sản như tôm, cua… vì mướp đắng chứa vitamin C, khi kết hợp cùng asen có trong hải sản có thể gây phản ứng khó chịu, nặng hơn sẽ tạo thành thạch tín gây ngộ độc.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/nhung-nhom-nguoi-can-can-trong-khi-su-dung-muop-ang-a415248.html
    Tác dụng của cây gối hạc?

    Tác dụng của cây gối hạc?

    Cây gối hạc được biết đến với nhiều tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe, đặc biệt là trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh về xương khớp.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Tác dụng của cây gối hạc?

    Tác dụng của cây gối hạc?

    Cây gối hạc được biết đến với nhiều tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe, đặc biệt là trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh về xương khớp.