+Aa-
    Zalo

    Những người học "đọc ô vuông" hơn 20 năm trước ở trường Thực Nghiệm nói gì?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Nhiều cựu học sinh trường Thực Nghiệm, những người được dạy và học đọc theo mô hình ô vuông, hình tròn khẳng định, cách học này không khó tiếp thu.

    Nhiều cựu học sinh trường Thực Nghiệm, những người được dạy và học bằng phương pháp đọc theo mô hình ô vuông, hình tròn hơn 20 năm trước đều khẳng định, cách học này không khó tiếp thu. Đến hiện tại, bản thân họ sử dụng nhuần nhuyễn tiếng Việt trong giao tiếp và làm việc dù có sinh sống, học tập nhiều năm ở nước ngoài.

    Học sinh đọc thơ bằng cách chỉ vào những ô vuông, hình tròn khiến cộng đồng mạng xôn xao.

    Những ngày qua, khi năm học mới 2018 – 2019 bắt đầu, câu chuyện cô giáo dạy học sinh đọc theo mô hình ô vuông, hình tròn đã khiến dư luận nảy ra nhiều tranh cãi khi số đông cho rằng đây là cách dạy học kì lạ, thậm chí khó hiểu.

    Sự việc bắt đầu khi clip quay lại cảnh cô giáo hướng dẫn học sinh học câu thơ "Tháp mười đẹp nhất bông sen/Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ" bằng phương pháp nhìn vào dấu chấm, ô vuông để đọc thuộc lòng được đăng tải trên mạng xã hội.

    Đến nay, clip đã nhận được hàng triệu lượt bình luận, chia sẻ của cộng đồng mạng với thái độ phản đối gay gắt, thậm chí muốn xoá cuốn sách tập đọc của trẻ. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều ý kiến ủng hộ bởi đây không phải là phương pháp dạy học mới. Những người ủng hộ cho rằng, thực chất cách dạy đọc bằng dấu chấm, ô vuông đã được áp dụng từ lâu và phương pháp này có những ưu điểm nhất định giúp trẻ đọc nhanh hơn, nhớ tốt hơn không bị thừa hay thiếu chữ.

    [presscloud]4148[/presscloud]

    Xung quan vấn đề này, PV ĐS&PL đã có cuộc trao đổi với các cựu học sinh trường Tiểu học Thực Nghiệm (Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam), những người trải nghiệm phương pháp học dấu chấm, ô vuông cách đây hơn 20 năm, để hiểu hơn về cách học và cảm nhận về phương pháp này.

    Cựu học sinh Nguyễn Linh N. (30 tuổi, Hà Nội) chia sẻ, chị học phương pháp dấu chấm, ô vuông cũng khá lâu rồi nên không nhớ cụ thể. Chị Ng. chỉ nhớ rằng, khi được dạy các hình vuông tròn đi kèm với khái niệm vật thật/vật thay thế, dùng cho các bài thơ để biết câu nào có nhiều âm hơn, âm nào thì cùng vần với âm nào.

    Chị N. khẳng định, phương pháp này chắn chắn không khó tiếp thu vì nếu khó thì thì chị và những người bạn học đã có rất nhiều ấn tượng về cách dạy đọc này.

    “Hồi đấy học xong chỉ biết mình đánh vần nhanh hơn một bạn người học trường ngoài nhưng cái này chưa chắc do phương pháp. Gia đình mình thường hay đem chuyện học hành của con cháu ra so sánh thì chưa bao giờ mình kém hơn các anh chị hay cá bạn khác cùng lứa. Đến hiện tại, mình vẫn nhớ chính tả tốt, ít khi bị sai khi nói và viết”, chị N. cho hay.

    Còn anh Đinh Tiến T. (28 tuổi, Cầu Giấy, Hà Nội), một cựu học sinh trường Thực Nghiệm, hiện đang làm Quản lý Marketing cho hay, dạy học theo mô hình phân tích dựa trên âm học hoàn toàn dễ tiếp thu. Các học sinh được học dựa trên những đơn vị cơ bản của âm: nguyên âm, phụ âm... rồi ghép vào nhau. Phương pháp này tương đồng với nhiều các phương pháp khác của công nghệ giáo dục như phép cộng bằng tập hợp của môn toán, giúp trẻ phát triển đồng đều, dựa trên hiểu bản chất.

    T. cũng chia sẻ thêm, bản thân anh không thấy mình thành công hay nổi bật hơn so với các bạn bè cùng trang lứa nhưng khi học tiếng Anh hoặc các ngôn ngữ khác tôi cảm thấy mình hình thành nên thói quen phân tích chữ, âm để dễ học, dễ nhớ hơn. Đồng thời, bản thân anh T. cũng nhận thức được một số những lỗi ngôn ngữ của bản thân như nói ngọng, do yếu tố vùng miền nhưng vẫn đảm bảo viết đúng chính tả.

    Theo chị Ng. (28 tuổi), một người được dạy theo phương pháp này hơn 20 năm trước và hiện đang sinh sống ở California (Mỹ), hồi đó chị còn quá nhỏ để nhớ mình cảm thấy thế nào về phương pháp, chỉ nhớ là đi học thấy không hề khó khăn và về nhà không phải làm bài tập nhiều. Chị Ng. cho hay, chị biết đọc, viết chữ trôi chảy từ năm lớp 1, không gặp phải khúc mắc hay khó khăn gì.

    Khi thi lên cấp 3, chị Ng. đã đỗ trường THPT Kim Liên với số điểm 54 cho 4 môn Ngữ Văn, Toán, tiếng Anh, Sinh học (trong đó Ngữ Văn, Toán nhân đôi) dù đề thi là chung cho học sinh trên toàn địa bàn Hà Nội. Nếu có khác, chắc chỉ khác là do phương pháp học và giảng dạy, chứ về kiến thức không thấy bị hổng chỗ nào

    Sau 15 năm ra trường và 11 năm sinh sống, làm việc ở nước ngoài, Ng. vẫn sử dụng tiếng Việt nhuần nhuyễn.

    Anh Nguyễn Đức A. (Hà Nội), hiện đang là chuyên viên sản phẩm công ty Nhật cũng cho biết, các bạn bè cùng khoá của anh đến nay có nhiều người làm việc ở nhiều môi trường và ngành nghề khác nhau hoặc sinh sống tại nhiều quốc gia khác nhau nhưng không có ai gặp vấn đề gì về ngôn ngữ tiếng Việt.

    Cách đọc chữ theo dấu chấm, ô vuông đó là phương pháp của sách "Công nghệ giáo dục" do GS Hồ Ngọc Đại chủ biên đã được thực nghiệm trong 40 năm qua cho nhiều tỉnh, thành trên cả nước.

    Theo phương pháp này, trước khi học đánh vần theo chữ, trẻ em được dạy cách phân xuất lời nói thành các tiếng. Khi đó, trẻ sẽ hình dung mỗi ô vuông, dấu chấm (hay tam giác) là khối chữ trên trang sách. Từ đó, trẻ sẽ không đọc thừa chữ, thiếu chữ.

    Trong cuộc trả lời phỏng vấn báo Infonet, GS Hồ Ngọc Đại nói: “Ở phương pháp cũ ai cũng dạy được, có khi mẹ dạy tốt hơn cô giáo. Nhưng với phương pháp mới của tôi, thì ngoài cô giáo không ai làm được. Bố mẹ không làm được. Trẻ con chỉ cần học ở trường là đủ. Ra khỏi cổng trường là được chơi với bố mẹ. Việc này chúng tôi đã làm mấy chục năm rồi”.

    GIA BẢO

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nhung-nguoi-hoc-doc-o-vuong-hon-20-nam-truoc-o-truong-thuc-nghiem-noi-gi-a243147.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan