+Aa-
    Zalo

    Những người được khuyên không nên sử dụng yến sào kẻo "rước bệnh" vào người

    (ĐS&PL) - Yến sào được biết đến với rất nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe con người nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng yến sào.

    Yến sào hay tổ chim yến là một loại thực phẩm được làm từ tổ của loài chim yến. Tổ yến được tìm thấy trên vách đá, hang động nơi chim yến sinh sống. Yến sào được tiêu thụ nhiều tại các quốc gia như Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam, Trung Quốc, Malaysia, Indonesia và một số quốc gia khác. Yến sào được xem là cao lương mỹ vị, giá thành đắt đỏ.

    Yến sào được biết đến với rất nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe con người. Yến sào có chứa nhiều thành phần bổ dưỡng, trong đó nổi bật nhất là protein, các hormone như testosterol và estradiol, carbohydrate và lipit.

    Mặc dù tổ yến là thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng yến sào.

    Những ai không nên sử dụng yến sào

    Người kém hấp thu, tiêu hoá kém

    Tổ yến rất tốt cho người gầy hay người biếng ăn bởi nó hỗ trợ hệ tiêu hóa phát triển tốt hơn, từ đó hấp thu dưỡng chất tốt hơn. Tuy nhiên khi cơ thể quá gầy yếu, luôn cảm thấy mệt mỏi, xanh xao, tỳ vị hoạt động yếu hơn bình thường khiến bạn không hấp thụ được các dưỡng chất từ yến sào.

    Người trẻ khỏe mạnh, khả năng hấp thụ tốt thì việc ăn tổ yến hàng ngày có thể không quá ảnh hưởng. Song với những người cao tuổi, việc sử dụng liên tục tổ yến sẽ tác động xấu đến hệ thống tiêu hóa.

    nhung nguoi duoc khuyen khong nen su dung yen sao keo ruoc benh vao nguoi 1
    Những người được khuyên không nên sử dụng yến sào kẻo "rước bệnh" vào người.

    Cách sử dụng tổ yến không khoa học có thể làm cho bạn bị khó chịu, chướng bụng. Về lâu dài, điều này có thể gây ra khó tiêu và hậu quả không mong muốn khác tác động đến hệ tiêu hóa.

    Khi cơ thể quá gầy yếu, hay cảm thấy mệt mỏi, tỳ vị hoạt động yếu hơn bình thường khiến bạn không hấp thụ được các dưỡng chất từ yến sào.

    Người sốt, đau đầu, đau bụng

    Theo Đông y, yến sào vị ngọt, tính bình, tác dụng tốt với những người muốn bồi bổ cơ thể. Còn với những người đang cảm mạo, sốt không nên ăn yến bởi lúc này cơ thể đang đào thải độc tố và rất cần bổ sung các chất dễ tiêu hóa.

    Nếu ăn yến sào, cơ thể nạp vào khá nhiều chất bổ. Muốn tiêu thụ được, bạn cần sản sinh nhiều năng lượng, việc này làm cho triệu chứng của sốt, cảm mạo nặng thêm.

    Những người tỳ vị hư, cảm mạo, phong hàn, phong nhiệt, bụng đầy chướng, ăn không tiêu, đau bụng đi ngoài, phân lỏng, cơ thể hàn lạnh hay có triệu chứng viêm ngoài da, viêm phế quản cấp viêm nhiễm đường tiết niệu, sốt thực nhiệt không nên sử dụng.

    Nguyên nhân, cơ thể lúc này quá trình chuyển hóa rất kém, ăn nhiều vừa lãng phí lại khiến bệnh phát triển nặng thêm.

    Người mắc bệnh viêm nhiễm cấp tính

    Người mắc các chứng bệnh như viêm da, viêm phế quản cấp, viêm nhiễm đường tiết niệu không nên sử dụng yến sào. Lý do là khi cơ thể chúng ta đang yếu, sự xâm nhập của các vi khuẩn vào cơ thể dẫn đến tình trạng viêm. Yến sào là món ăn bổ dưỡng, nhưng có tính bình. Vì vậy khi cơ thể đang bị bệnh, bạn nên ngưng sử dụng yến sào.

    Chúng ta nên bồi bổ cơ thể bằng yến sào khi đã khỏi bệnh. Lúc này cơ thể chúng ta mới sẵn sàng đón nhận các dưỡng chất cần thiết để phục hồi sức khỏe. Dùng yến sào khi cơ thể đã sẵn sàng là liệu pháp hữu hiệu nhất.

    Những người có triệu chứng viêm da, viêm phế quản cấp, viêm nhiễm tiết niệu, sốt thực nhiệt không nên dùng yến sào.

    Trẻ em dưới 7 tháng tuổi

    Trẻ dưới 7 tháng tuổi hệ tiêu hóa chưa phát triển toàn diện nên không được dùng yến sào. Trong tổ yến chứa rất nhiều chất dinh dưỡng nhưng thể chất của trẻ em dưới 7 tháng tuổi chưa thể hấp thu được hết các dưỡng chất ấy.

    Nếu cho trẻ dùng yến sào sẽ làm tăng gánh nặng lên hệ tiêu hóa của trẻ khiến bé không không hấp thu được các chất dinh dưỡng. Dùng như vậy vừa gây lãng phí vừa ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

    Phụ nữ mang thai dưới 3 tháng và mới sinh

    nhung nguoi duoc khuyen khong nen su dung yen sao keo ruoc benh vao nguoi 2
    Những người được khuyên không nên sử dụng yến sào kẻo "rước bệnh" vào người.

    Thai nhi dưới 3 tháng tuổi còn rất yếu và chưa ổn định nên mẹ bầu không nên sử dụng yến sào. Từ tháng thứ 4 trở đi mẹ mới có thể sử dụng yến để bổ sung dưỡng chất cho hai mẹ con.

    Phụ nữ mới sinh xong cũng không nên ăn yến. Điều này là để tránh bị tiêu chảy do cơ thể không kịp hấp thụ. Bác sĩ khuyên nên để sau sinh 1 tháng mới bắt đầu tẩm bổ yến sào và không nên ăn quá nhiều dẫn tới đầy bụng, rối loạn tiêu hóa, dư thừa chất đạm, nguy cơ tăng cân quá mức.

    Người suy dương, tiểu trong

    Lúc này cơ thể đang có những biểu hiện kém hấp thu. Chúng ta sử dụng yến sào lúc này chỉ khiến cơ thể không dung nạp được các chất dinh dưỡng. Làm như vậy vừa lãng phí vừa tạo gánh nặng cho cơ thể.

    Những sai lầm khi ăn yến gây phản tác dụng

    Ăn yến quá thường xuyên

    Ai cũng nghĩ rằng yến sào chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi, do đó việc ăn nhiều yến sẽ đem lại nhiều lợi ích cho cơ thể. Tuy nhiên sự thật hoàn toàn trái ngược.

    Với những người khỏe mạnh, việc hấp thụ yến thường xuyên có thể không ảnh hưởng quá nhiều. Tuy nhiên, đối với những người cao tuổi và bệnh nhân đang điều trị, ăn quá nhiều yến sẽ gây tác động xấu tới hệ tiêu hóa nói riêng và sức khỏe nói chung. Nếu duy trì việc này trong thời gian dài, nó còn gây phản tác dụng. Do đó, người già và người bệnh chỉ nên ăn yến 2-3 lần/tuần và mỗi lần chỉ khoảng 3 gram.

    Ăn yến bất kể thời điểm trong ngày

    Nhiều người cho rằng có thể ăn yến sào bất kể thời điểm, dù sáng trưa tối đều được nhưng quan niệm này là sai lầm. 

    Thực tế, việc ăn yến vào bất kể bữa ăn nào trong ngày cũng không gây hại lớn tới cơ thể nhưng lại khiến tác dụng của yến không thể phát huy hết, từ đó gây lãng phí. Yến sào nên được ăn vào buổi sáng, khi cơ thể chưa hấp thu gì, hoặc ăn vào buổi tối trước khi đi ngủ. Không nên ăn yến sào khi vừa ăn no.

    nhung nguoi duoc khuyen khong nen su dung yen sao keo ruoc benh vao nguoi 3
    Những người được khuyên không nên sử dụng yến sào kẻo "rước bệnh" vào người.

    Chưng càng lâu càng ngon

    Tùy từng loại yến và cách chế biến mà có khoảng thời gian chưng yến phù hợp, tuy nhiên giới hạn thời gian thường từ 20-30 phút.

    Nếu chưng quá lâu, yến không những bị nhão, làm giảm độ ngon khi thưởng thức, mà còn khiến các chất dinh dưỡng bị suy giảm, hạn chế tác dụng đối với cơ thể.

    Liều lượng ăn tổ yến hợp lý

    Trẻ em 1-4 tuổi: 1 – 2 gram tổ yến tinh/ngày.

    Trẻ em 4 tuổi trở lên, Phụ nữ mang thai, và thanh niên: 2 – 3 gram yến tinh/ngày.

    Người già, người có bệnh (tiểu đường, ung thư, mới mổ dậy…): 3-4gram yến tinh/ngày.

    Như Quỳnh(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nhung-nguoi-duoc-khuyen-khong-nen-su-dung-yen-sao-keo-ruoc-benh-vao-nguoi-a606514.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan