+Aa-
    Zalo

    Những ngành học được phụ huynh "mê" nhưng cơ hội việc làm "bão hòa"

    (ĐS&PL) - Có một số ngành học được phụ huynh ưu ái và định hướng cho con nhưng đang "bão hòa trầm trọng", vì vậy hãy lựa chọn thật kỹ càng.

    Một mùa tuyển sinh nữa sắp đến, lúc này đây các bạn học sinh cuối cấp không chỉ học hành chăm chỉ để chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT, mà còn tìm kiếm thông tin về ngành học phù hợp với định hướng của bản thân trong tương lai. 

    Dưới đây là danh sách những ngành nghề ít triển vọng nghề nghiệp hiện nay theo tờ Sohu (Trung Quốc). Tuy nhiên, chúng ta cũng cần khẳng định rằng không phải cứ học những ngành này là thất nghiệp, để có việc làm sau khi ra trường phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Nếu yêu thích những ngành dưới đây, hãy cứ theo học miễn là bạn cảm thấy yêu thích.

    Chuyên ngành Quản trị kinh doanh

    Ngành đào tạo cử nhân quản trị kinh doanh là một trong những ngành tương đối phổ biến và được yêu thích hiện nay. Nói một cách đơn giản, Quản trị kinh doanh là tập hợp kiến thức kinh tế của rất nhiều ngành nghề liên quan bao gồm: Bán hàng, Tài chính, Luật kinh tế, Marketing, Logistics, Nhân sự… ở cấp độ tổng quát nhất.

    Những ngành học được phụ huynh "mê" nhưng cơ hội việc làm "bão hòa".

    Những ngành học được phụ huynh "mê" nhưng cơ hội việc làm "bão hòa".

    Dù đa tài nhưng sinh viên Quản trị kinh doanh không "thiện chiến" ở riêng một lĩnh vực nào. Đây là ưu điểm và hạn chế của Cử nhân ngành này. Vì khi đó họ phải chắc chắn rằng con đường sự nghiệp của mình là đúng đắn ngay từ khi còn là sinh viên. Để họ trau dồi kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm trước khi tốt nghiệp.

    Bên cạnh đó, tình trạng thí sinh đăng ký quá đông khiến vấn đề đặt ra là có tình trạng "cung vượt cầu" khiến số lượng sinh viên thất nghiệp sau khi ra trường khá lớn.

    Công nghệ môi trường

    Công nghệ môi trường là một chuyên ngành có sự kết hợp đồng bộ cả hai yếu tố nghiên cứu và kỹ thuật. Học chuyên ngành này, bạn cần phải nắm vững các kiến thức chuyên môn bao gồm: công nghệ xử lý nước thải, xử lý khí thải, xử lý chất thải rắn thông qua các biện pháp sinh, lý, hoá học. Tuy nhiên, nhu cầu tuyển dụng ngành này hiện nay không quá cao.

    Kế toán

    Ngành Kế toán từ lâu đã trở nên phổ biến và thu hút đông đảo sinh viên đăng ký mỗi năm. Trước kia, Kế toán luôn là ngành "hot" bởi nhu cầu tuyển dụng liên tục và mức lương hấp dẫn dành cho những bạn trẻ. Tuy nhiên, gần đây, tỷ lệ thất nghiệp trong lĩnh vực này có chiều hướng tăng.

    Điều này phần nào được giải thích do sự chênh lệch giữa cung và cầu. Đáng chú ý, mặc dù sinh viên tốt nghiệp đã được trang bị nhiều kiến thức nhưng đôi khi vẫn không đủ khả năng đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp. Hơn nữa, yêu cầu kinh nghiệm làm việc từ các nhà tuyển dụng cũng trở thành rào cản cho những bạn sinh viên mới tốt nghiệp, khiến tỷ lệ thất nghiệp trong ngành Kế toán tăng cao.

    Chuyên ngành Báo chí và Truyền thông

    Những ngành học được phụ huynh "mê" nhưng cơ hội việc làm "bão hòa".

    Những ngành học được phụ huynh "mê" nhưng cơ hội việc làm "bão hòa".

    Thực tế trước đây, chuyên ngành Báo chí và Truyền thông tương đối phổ biến, nhiều thí sinh đổ xô đăng ký dự thi, các kênh tuyển dụng chính của chuyên ngành này là báo in và truyền hình. Rất nhiều sinh viên nữ thích làm trong lĩnh vực truyền hình vì năng động và "hào nhoáng". 

    Nhưng hiện nay với sự phát triển của thời đại Internet, truyền thông truyền thống bị ảnh hưởng nặng nề. Việc làm cho sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Báo chí và Truyền thông ngày càng trở nên khó khăn hơn, và chuyên ngành này hiện đã xuất hiện tình trạng "bão hòa trầm trọng".

    Kỹ thuật sinh học

    Ở Trung Quốc, đây là chuyên ngành có điểm xét tuyển khá ổn, nhưng theo đánh giá, chuyên ngành Kỹ thuật sinh học thực sự rất khó kiếm được việc làm. Ở một số trường Đại học ở Trung Quốc, tỉ lệ sinh viên có được việc làm của chuyên ngành này luôn nằm ở cuối danh sách. Dự báo trong thời gian tới, sinh viên tốt nghiệp ngành này ra trường tìm việc sẽ vô cùng khó khăn.

    Cử nhân lịch sử

    Cử nhân lịch sử là những người nghiên cứu, phân tích, đánh giá các sự kiện đã xảy ra trong quá khứ, sau đó chia sẻ kiến thức và thông tin chính xác có được cho cộng đồng. Nghiên cứu lịch sử đòi hỏi nhiều kỹ năng, đam mê. 

    Người tốt nghiệp cử nhân lịch sử có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau như giáo dục, nghiên cứu, bảo tàng, thư viện, lưu trữ học, du lịch, viết lách, báo chí, hoặc thậm chí làm việc cho các tổ chức phi chính phủ và chính phủ. Họ cũng có thể tiếp tục học lên cao học hoặc chuyển sang các ngành nghề khác yêu cầu kỹ năng phân tích và tư duy phê phán mà họ đã học được. Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, khả năng tìm được việc là rất khó. Nhiều cử nhân, thạc sĩ chấp nhận làm những công việc trái ngành.

    Tâm lý học

    Những ngành học được phụ huynh "mê" nhưng cơ hội việc làm "bão hòa".

    Những ngành học được phụ huynh "mê" nhưng cơ hội việc làm "bão hòa".

    Một số lý do khiến khả năng tìm kiếm việc làm của cử nhân tâm lý học thấp bao gồm sự cạnh tranh cao trong ngành, yêu cầu về trình độ học vấn cao để tiến xa trong sự nghiệp (ví dụ cần có bằng thạc sĩ hoặc tiến sĩ), và số lượng cơ hội việc làm có hạn tại một số địa phương. Ngoài ra, ngành tâm lý học đòi hỏi kỹ năng cụ thể và có thể không dễ dàng chuyển đổi sang các ngành nghề khác. Bên cạnh đó, sinh viên cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và mạng lưới hỗ trợ tốt để tìm được việc làm phù hợp sau khi tốt nghiệp.

    Những ngành học trên là những ngành học được các bậc phụ huynh cho rằng có sự phát triển, nhưng thực tế đã "bão hòa" trầm trọng, khó tìm việc làm. 

    Hàng năm, khi điền đơn đăng ký, một số phụ huynh "tự quyết" cho con cái chọn ngành học, bất chấp việc đứa trẻ có hứng thú hay chấp nhận không. Khi con chọn ngành học, phụ huynh có thể đưa ra ý kiến phù hợp, nhưng không được tự ý đưa ra quyết định. Việc học cũng là cho con, nếu phụ huynh chọn chuyên ngành mà con mình yêu thích thì không sao, nhưng ngược lại có thể ảnh hưởng tương lai con cái mình. 

    Ngành nghề đào tạo nào cũng cần cho xã hội và thu nhập của sinh viên sau khi ra trường cao hay thấp sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó yếu tố chủ quan là khả năng học tập và nắm bắt của sinh viên cũng như năng lực của sinh viên như thế nào. 

    Tuy nhiên, không thể phủ nhận, nếu biết chọn học những ngành học theo kịp xu hướng thời đại, và chịu khó học tập, rèn luyện thì sinh viên sẽ có nhiều cơ hội việc làm cũng như nhận mức thu nhập cao hơn sau khi ra trường.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/nhung-nganh-hoc-uoc-phu-huynh-me-nhung-co-hoi-viec-lam-bao-hoa-a422872.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan