+Aa-
    Zalo

    Những điều nên tránh khi xử lý sốt cao để không gây hại cho trẻ

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Sốt là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến bố mẹ phải đưa bé đi bác sĩ. Hầu hết các trường hợp sốt đều lành tính nếu được điều trị kịp thời.

    Sốt là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến bố mẹ phải đưa bé đi bác sĩ. Hầu hết các trường hợp sốt đều lành tính nếu được điều trị kịp thời.

    Trong thực tế, sốt là phản ứng cơ thể bé tự vệ giúp tăng cường hệ miễn dịch để chống lại các tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên, sốt cũng khiến cho bé khó chịu, mệt mỏi, biếng ăn và mất nước. Ngoài ra, các trường hợp sốt cao có thể dẫn tới co giật gây nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy bố mẹ cần nằm lòng dấu hiệu, nguyên nhân, cách chăm sóc trẻ bị sốt để đảm bảo sức khỏe cho bé.

    1. Trẻ bao nhiêu độ gọi là sốt?

    Thông thường, nhiệt độ trung bình của cơ thể bé là 37 độ C. Trong ngày thân nhiệt của bé có thể tăng dần từ 36,3 độ C vào buổi sáng đến 37,6 độ C vào chiều tối. Nhiệt độ cơ thể bé có thể thay đổi do các nhân tố bên ngoài như môi trường nóng bức, bé mặc nhiều quần áo ấm, bé vừa tập thể dục xong. Để biết bé có bị sốt không thì bố mẹ cần sử dụng nhiệt kế để đo nhiệt độ cho bé.

    Theo hướng dẫn của bác sĩ nhi khoa thì bé được gọi là sốt khi:

    - Nhiệt độ đo được ở hậu môn cao hơn 38 độ C.

    - Nhiệt độ đo được ở miệng cao hơn 37,8 độ C.

    - Nhiệt độ đo được ở nách cao hơn 37 độ C.

    - Nhiệt độ đo được ở tai cao hơn 37,8 độ C.

    Mẹ lưu ý với bé sơ sinh mẹ nên sử dụng nhiệt kế điện tử để đo nhiệt độ ở nách là chính xác nhất. Đối với bé từ 3-5 tháng tuổi mẹ có thể đo nhiệt độ ở nách hoặc tai. Đối với bé lớn hơn thì đo nhiệt độ ở nách sẽ chính xác hơn.

    2. Dấu hiệu nhận biết

    Khi thấy trẻ có biểu hiện mệt mỏi, quấy khóc, dễ nổi cáu, ngủ lơ mơ, mặt đỏ hoặc tái mét, rùng mình, thân nhiệt tăng đấy là biểu hiện của trẻ đang lên cơn sốt. Ở trẻ em, thân nhiệt bình thường nằm trong khoảng 37-37,5°C, khi lên đến 38°C là có sốt. Khi trẻ bị sốt có nghĩa là cơ thể bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn (vi khuẩn, virut, ký sinh trùng...) chủ yếu là các bệnh viêm amidan, viêm họng, viêm phổi, viêm tai giữa, tiêu chảy... Với mức sốt vừa 38-38,5°C thì cơ thể trẻ có thể chịu đựng được nhưng khi trẻ bị sốt cao ở nhiệt độ 39-40°C, thậm chí trong thời gian dài sẽ gây mất nước, rối loạn điện giải, rối loạn thần kinh, co giật, thiếu ôxy não, tổn thương các tế bào thần kinh, có thể hôn mê hoặc tử vong... Do đó, cách xử trí đúng và kịp thời khi trẻ bị sốt cao trước khi đưa được trẻ đến cơ sở y tế để thầy thuốc khám xác định nguyên nhân và chỉ định dùng thuốc là quan trọng, tránh được những hậu quả nặng nề, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

    3. Mẹ nên làm gì khi bé bị sốt:

    Khi bé bị sốt nhẹ:

    - Thay quần áo thoáng mát cho bé hoặc nới lỏng. Bạn cũng cần lưu ý theo dõi thân nhiệt mỗi 4 giờ, đừng quên cho bé uống nhiều nước để tránh mất nước.

    Khi bé bị sốt vừa:

    - Cởi bớt quần áo, cho bé mặc đồ mỏng và rộng để dễ thoát nhiệt.

    - Cho bé nằm ở nơi thoáng mát, giảm nhiệt trong phòng.

    - Cho bé uống nhiều nước.

    - Cho bé dùng thuốc hạ sốt có chứa hoạt chất Paracetamol. Hiện nay, có nhiều thuốc hạ sốt được đặc chế dạng siro để bé dễ uống và hấp thu. Các loại này cũng có xilanh bơm thuốc chuyên dụng tính theo cân nặng của bé. Với các chai dạng hỗn dịch thế này, cha mẹ cần bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ánh nắng trực tiếp, và để ngoài tầm với của bé.

    - Lau mát cho bé bằng nước ấm.

    Khi bé bị sốt cao hay sốt rất cao – trên 39oC:

    - Sử dụng các biện pháp hạ nhiệt như trên để hạ sốt tạm thời và nhanh chóng đưa bé đến cơ sở y tế.

    - Khi bị sốt, nước và muối bị mất thông qua việc toát mồ hôi của bé. Năng lượng và các Vitamin tan trong nước cũng bị hao hụt.

    - Bạn hãy bù lại cho bé bằng cách cho uống nhiều nước, các loại nước ép trái cây giàu chất dinh dưỡng, hay uống các loại thuốc bổ đa sinh tố, trong đó cần nhất là Vitamin C và Vitamin nhóm B.

    - Trong thời gian sốt, bé thường bỏ ăn. Bạn nên cố gắng cho bé bú và ăn nhiều lần trong ngày để tránh mất nước và sụt cân.

    4. Những điều nhất định phải tránh khi con bị sốt

    - Tự ý sử dụng si rô mà chưa hỏi ý kiến các bác sĩ chuyên khoa.

    - Đắp cho bé quá nhiều chăn, và nếu bé còn nhỏ thì không nên quấn nhiều tã, mặc cho bé nhiều quần áo trước khi tiến hành đo nhiệt độ.

    - Để bé một mình khi đo nhiệt độ.

    - Dùng thuốc hạ sốt ngay khi nhiệt độ của bé dưới 38oC.

    - Phối hợp nhiều loại thuốc hạ sốt cho bé.

    - Ủ ấm bé, sẽ càng làm tăng nhiệt độ. 

    - Lau người cho bé bằng nước đá lạnh, cồn, dấm.

    - Vắt chanh, đổ thuốc vào miệng bé khi đang co giật, sẽ rất dễ gây ngạt thở.

    - Tự truyền dịch cho bé mà không có chỉ định của bác sỹ. 

    Việc sốt cao trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của con, vì thế bố mẹ có thể cho con sử dụng thêm các loại cốm vi sinh có lợi cho hệ tiêu hóa và tăng cường khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng, ví dụ như sản phẩm cốm vi sinh Bio-helokids plus. Sản phẩm cốm vi sinh Bio - helokids sẽ bổ sung Probiotics các vi khuẩn có lợi và men tiêu hóa, giúp con bạn tăng cường chuyển hóa các loại thức ăn, dễ hấp thu dưỡng chất và phòng ngừa, cải thiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như: tiêu chảy, táo bón, đầy hơi…. Ngoài ra sản phẩm còn có công dụng đặc biệt là hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, giúp con duy trì phục hồi sức khỏe tổng thể.

    Xem thêm thông tin sản phẩm, tại đây.

    Độc giả muốn tìm hiểu thêm thông tin chi tiết, cách thức mua hàng, tư vấn cách dùng, hay thắc mắc với những vấn đề biếng ăn của con hãy liên lạc trực tiếp đến Hottline: 0248 587 7997.

    Trang Nguyễn

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nhung-dieu-nen-tranh-khi-xu-ly-sot-cao-de-khong-gay-hai-cho-tre-a258366.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan