+Aa-
    Zalo

    Những điều cần biết về bệnh viêm dạ dày cấp

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Viêm dạ dày cấp là chủ yếu do chế độ ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học gây ra. Chính vì thế việc điều chỉnh chế độ ăn hợp lý rất quan trọng trong việc chữa đau dạ dày.

    Viêm dạ dày cấp là chủ yếu do chế độ ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học gây ra. Chính vì thế việc điều chỉnh chế độ ăn hợp lý rất quan trọng trong việc chữa đau dạ dày.

    Viêm dạ dày cấp là gì?

    Viêm dạ dày cấp là tình trạng viêm giới hạn chỉ xảy ra tại một phần niêm mạc dạ dày. Nguyên nhân là do tác nhân bên ngoài gây ảnh hưởng kích ứng dạ dày dẫn đến tổn thương. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin cần thiết về căn bệnh viêm dạ dày cấp tính này để bạn đọc tham khảo.

    Nguyên nhân bệnh viêm dạ dày cấp

    Viêm dạ dày cấp có thể do nhiều nguyên nhân tuy nhiên dựa vào yếu tố phát sinh, các nhà nghiên cứu y học đã chia ra nguyên nhân dẫn đến bệnh dạ dày cấp gồm 2 loại: Viêm dạ dày cấp do yếu tố nội sinh và yếu tố ngoại sinh.

    Yếu tố ngoại sinh:

    Nhiễm vi khuẩn, virus: Vi khuẩn Helicobacter pylori  là vi khuẩn hàng đầu gây ra các bệnh viêm loét dạ dày. Trong môi trường có độ acid cao như dạ dày sẽ là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn HP tồn tại.

    Viêm dạ dày cấp có nhiều nguyên nhân ây ra nhưng chủ yếu là do ăn uống thiếu khoa học. Ảnh: Internet

    Sau khi xâm nhập vào cơ thể qa đường miệng, vi khuẩn HP cư trú sâu dưới lớp niêm mạc, đồng thời tiết ra chất độc gây viêm và mài mòn lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như ung thư dạ dày...

    Những món cay, món nướng, chiên nhiều dầu mỡ hay các chất kích thích nhiều như rượu, bia…sẽ ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày.

    Lạm dụng các loại thuốc kháng sinh gây hại cho dạ dày: Thuốc aspirin, chống viêm thuộc nhóm NSAIDs, thuốc giảm đau kháng viêm non – steroid, các thuốc giảm đau hạ sốt nếu sử dụng một cách lạm dụng sẽ gây hại cho dạ dày.

    Yếu tố nội sinh:

    Bao gồm các bệnh nhiễm khuẩn cấp: cúm, viêm ruột thừa,  sởi, bạch cầu, tăng áp lực tĩnh mạch cửa, thương hàn …

    Tăng urê hoặc đường trong máu cao: Stress nặng, sốc, chấn thương, bỏng nặng, sau cuộc mổ lớn, tia xạ trong điều trị các bệnh ung thư… có thể làm dạ dày tăng tiết axit, làm lượng máu lưu thông đến dạ dày giảm khiến cho chất axit ứ đọng trong lòng dạ dày. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tổn thương niêm mạc dạ dày

    Biểu hiện của bệnh viêm dạ dày cấp

    Biểu hiện của bệnh viêm cấp dạ dàycó thể chia thành 4 dạng chính tùy theo mức độ nặng nhẹ và nguyên nhân:

    Viêm dạ dày thể nhiễm khuẩn: Dạ dày bị viêm tấy, mưng mủ các vách niêm mạc khi bị các vi sinh vật gây nhiễm khuẩn. Nếu người bệnh không phát hiện và điều trị kịp thời để tình trạng viêm nhiễm mâng mủ có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như thủng dạ dày, viêm phúc mạc.

    Viêm dạ dày thể xuất huyết: Ở dạng này, do vỡ mạch máu lớp tiết chính nên niêm mạc dạ dày có những chấm xuất huyết đôi khi có những mảng, đám xuất huyết dưới niêm mạc, các vết xước, chảy máu. Tác động của rượu bia, các thuốc NSAIDs chính là nguyên nhân gây ra. Người bệnh khi bị viêm dạ dày thể xuất huyết có thể chảy máu nhiều và nặng có thể gây choáng và shock.

    Viêm long dạ dày: Khi gặp biểu hiện này, người bệnh thường có biểu hiện căng tức, nóng ran vùng thượng vị, kèm theo đó là nôn với choáng. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do niêm mạc phù nề sung huyết và có nhiều đám viêm xâm nhiễm bởi bạch cầu đa nhân ở niêm mạc.

    Viêm dạ dày thể ăn mòn: Sự tác động liên tiếp của các chất kích ứng lên niêm mạc dạ dày sẽ làm phù nề và hoại tử tại chỗ, sau 1 thời gian sẽ để lại những mô sẹo. Biểu hiện chính là đau vùng thượng vị, nôn, nôn ra máu, nếu bị nặng thì có thể gây shock.

    Khi bị viêm dạ dày cấp cần làm gì?

    Khi phát hiện mình bị viêm dạ dày cấp, việc đầu tiên bạn phải làm là dừng ngay việc sử dụng các chất có hại cho dạ dày.

    Cần sử dụng những thực phẩm tốt cho dạ dày như ăn thức ăn loãng, mềm, dễ tiêu và đủ dinh dưỡng để bảo vệ phần niêm mạc dạ dày như lòng trắng trứng hoặc sữa bò loãng. Khi ăn bạn nên ăn từ từ, nhai kỹ, khoảng cách giữa các bữa ăn nên đều đặn. Dần dần, khi bệnh đã ổn định, bạn có thể ăn những thức ăn đặc hơn.

    Nếu việc áp dụng các cách trên không đem lại hiệu quả, bạn nên đi thăm khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ để đạt hiệu quả.

     Thanh Phượng(t/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nhung-dieu-can-biet-ve-benh-viem-da-day-cap-a218907.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan