Những thay đổi trên da có thể do nhiều lý do, chẳng hạn như thời tiết lạnh, dùng chất kích ứng hoặc dị ứng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp hiếm gặp hơn, các triệu chứng về da có thể chỉ ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, trong đó có bệnh thận.
Dưới đây là dấu hiệu bệnh thận có thể nhìn thấy trên da.
Da khô
Theo Tổ chức Thận Quốc gia (Mỹ), da khô là dấu hiệu phổ biến của bệnh thận tiến triển. Da thô ráp, bong vảy, nứt nẻ và khó chịu, thường gặp nhất ở người bệnh thận giai đoạn cuối, chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận.
Thay đổi màu da
Những thay đổi về màu da cũng có thể là một triệu chứng của bệnh thận mạn tính.
Theo Phòng khám Fresenius Kidney Care, khi thận lọc máu kém hiệu quả, sự tích tụ chất độc trong cơ thể có khả năng gây ra sự thay đổi màu sắc trên da. Bạn có thể nhận thấy da có màu xám hoặc vàng, các vùng da bị sạm đen hoặc màu nhợt nhạt. Nếu bạn bị ngứa da trong thời gian dài và thường xuyên gãi, bạn cũng thấy da dày, vàng, có vết sưng hoặc u nang.
Móng tay đổi màu
Móng tay của người bệnh suy thận thường có phần giữa móng lõm xuống tựa hình cái muỗng, móng tay nửa trắng và đỏ, nâu. Đốm trắng, vệt mỏng màu sẫm kéo dài từ chân đến đỉnh móng cũng là dấu hiệu cảnh báo.
Sưng tấy
Sưng (phù nề) là một triệu chứng phổ biến khác của bệnh thận, vì thận có nhiệm vụ loại bỏ chất lỏng và muối thừa ra khỏi cơ thể. Khi chúng hoạt động kém hiệu quả, chất lỏng sẽ tích tụ trong cơ thể, gây sưng phù ở chân, mắt cá chân, bàn chân, mặt hoặc bàn tay.
Nhiều người gặp vấn đề về thận sẽ bị sưng hoặc có bọng quanh mắt. “Nếu mắt bạn thường xuyên bị sưng, đặc biệt là vào buổi sáng, hãy cẩn thận”, NKF cảnh báo.
Da khô
Theo Tổ chức Thận Quốc gia (Mỹ), da khô là dấu hiệu phổ biến của bệnh thận tiến triển. Da thô ráp, bong vảy, nứt nẻ và khó chịu, thường gặp nhất ở người bệnh thận giai đoạn cuối, chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận.
Móng tay đổi màu
Móng tay của người bệnh suy thận thường có phần giữa móng lõm xuống tựa hình cái muỗng, móng tay nửa trắng và đỏ, nâu. Đốm trắng, vệt mỏng màu sẫm kéo dài từ chân đến đỉnh móng cũng là dấu hiệu cảnh báo.
Ngứa
Ngứa có thể từ khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống của bệnh nhân. Cảm giác ngứa dai dẳng và khó chịu đến mức có thể gián đoạn giấc ngủ. Tình trạng kéo dài gây ra các vết xước, chảy máu trên da kèm theo vết loét.
Phát ban và mụn nước
Phát ban và nổi mụn nước trên da là một dấu hiệu khác của bệnh thận tiến triển.
Hiệp hội Da liễu Mỹ (AAD) giải thích: “Khi thận không thể loại bỏ chất thải khỏi cơ thể, phát ban có thể phát triển. Phát ban xuất hiện ở những người bị bệnh thận giai đoạn cuối gây ra những nốt mụn nhỏ, hình vòm và cực kỳ ngứa. Khi những nốt này mờ đi, những nốt mới có thể hình thành. Đôi khi, chúng liên kết với nhau tạo thành những mảng gồ ghề, nhô cao.
Ngoài ra, một số bệnh nhân bị bệnh thận giai đoạn cuối cũng có thể bị nổi mụn nước trên bàn tay, mặt hoặc bàn chân. Các chuyên gia của AAD cho biết: "Các mụn nước sẽ bị vỡ, khô lại và đóng vảy. Khi chúng bong ra, các vết sẹo sẽ xuất hiện”.
Lắng đọng canxi ở da
Khi thận bị tổn thương, cơ quan này gặp khó khăn để duy trì sự cân bằng các khoáng chất trong máu. Do đó, một số người có thể bị tích tụ canxi dưới da, xuất hiện gần các khớp và không gây đau, trừ khi ở đầu ngón tay.
Một số cách dưới đây có thể kiểm soát triệu chứng ở da do bệnh nhân.
Giữ ẩm cho da
Tắm bằng nước ấm, dùng kem dưỡng ẩm không mùi giữ nước cho làn da và giảm khô, ngứa.
Dùng máy tạo độ ẩm
Người sống ở nơi có khí hậu khô, dùng máy tạo độ ẩm nhằm bổ sung độ ẩm cho không khí, giảm khô và ngứa.
Tránh gãi
Gãi quá nhiều có thể gây tổn thương nặng hơn, nhiễm trùng. Người bệnh có thể chườm lạnh hoặc tắm bột yến mạch để làm dịu da.
Xét nghiệm máu và nước tiểu có thể phát hiện bệnh thận. Người bệnh cần tăng cường hoạt động thể chất, ngủ đủ giấc, hạn chế uống rượu, giảm căng thẳng, kiểm soát các bệnh nền khác (nếu có). Nên ăn thực phẩm lành mạnh như rau lá xanh đậm, quả mọng, dầu ô liu, cá béo, nam việt quất, khoai lang. Tránh các món nhiều natri, kali và phốt pho để ngăn ngừa các vấn đề về thận.
Như Quỳnh (T/h)