+Aa-
    Zalo

    Những câu cha mẹ nói với con lúc tức giận sẽ khiến chúng tổn thương, nhiều phụ huynh thường mắc phải

    (ĐS&PL) - Có những câu nói dường như rất bình thường của cha mẹ, nhất là khi nóng giận mất kiểm soát, lại có thể làm trẻ tổn thương sâu sắc:

    "Nếu con không nghe lời mẹ, mẹ sẽ không cần con nữa"

    nhung cau cha me noi voi con luc tuc gian se khien chung ton thuong nhieu phu huynh thuong mac phai4

    Câu nói này chẳng khác nào cha mẹ đang nói với con mình rằng, muốn có tình yêu của mẹ thì con cần phải biết nghe lời. Trẻ sẽ ngoan ngoãn để có được tình yêu của mẹ mình, cố làm hài lòng mẹ và kìm nén cảm xúc của mình.

    Một mặt trẻ sẽ mất đi cảm giác phụ thuộc và sự an toàn vào cha mẹ. Khi mắc lỗi, trẻ sợ mất đi tình thương của cha mẹ. Mặt khác, khi thường xuyên nói câu này nhưng mọi thứ không trở thành hiện thực, trẻ sẽ cảm thấy lời nói của cha mẹ không còn uy tín.

    "Cha mẹ làm tất cả vì con"

    Khi cha mẹ nói câu này, họ đang đề cao quá mức những gì mình làm cho con cái và chẳng khác nào nói rằng "con đang nợ cha mẹ đấy".

    Việc để con cái mang cảm giác như bị gông cùm nặng nề về tinh thần sẽ khiến chúng ngày càng mặc cảm với cha mẹ hơn.

    Có một khái niệm trong tâm lý học gọi là "tống tiền tình cảm". Những kẻ tống tiền tình cảm luôn khiến đối phương cảm thấy bạn không quan trọng, tình cảm của tôi quan trọng hơn. Bạn cần có trách nhiệm và nghĩa vụ đáp ứng nhu cầu của tôi.

    Khi nói ra câu "cha mẹ làm tất cả vì con", họ đang thể hiện rằng "cha mẹ làm điều này vì lợi ích của con, nếu con không nghe lời có nghĩa là con không quan tâm tới cha mẹ mình".

    Sống với kiểu bị đày đọa tinh thần này trong thời gian dài, trẻ bị áp lực nặng nề, dần dần nảy sinh tâm lý phản kháng và nổi loạn.

    "Mẹ chán con lắm rồi đó"

    Câu nói này cũng làm trẻ vô cùng đau khổ. Cha mẹ chính là những người gần gũi, thân thiết và là chỗ dựa vững chắc cho con cái. Thế nhưng sự chán chường của người lớn khiến trẻ mất đi cảm giác an toàn trong cuộc sống. Vì thế, con cái sẽ tự trách mắng, chán ghét chính mình.

    "Nhìn… mà xem / Con nhà người ta…"

    nhung cau cha me noi voi con luc tuc gian se khien chung ton thuong nhieu phu huynh thuong mac phai2

    Trong rất nhiều lời nói gây tổn thương, thì việc bị đem ra so sánh với người khác vẫn luôn là hành động khiến trẻ em buồn nhất mà cha mẹ cũng hay mắc phải nhất. Cha mẹ nào cũng mong con cái mình tốt hơn và việc so sánh chúng với con nhà người ta như một hội chứng thường trực để họ định hướng những đứa trẻ của mình.

    Vậy nhưng họ lại không nhận ra được rằng mỗi đứa trẻ mỗi khác và họ đâu có nhận con nhà hàng xóm về nuôi được? Hơn nữa, con bạn nghe những câu so sánh chỉ thêm tự ti và nhụt chí thôi, thậm chí còn hình thành thói quen ghen ghét, tâm lý bi quan hoặc cáu kỉnh, khó chịu… Vì thế, hãy ngừng so sánh. Khi đã bị tổn thương, thậm chí, bé sẽ không muốn cố gắng để đạt được những hành vi tốt nữa.

    "Tại sao con không thể làm được bất cứ thứ gì nên hồn?"

    Nhiều bậc cha mẹ đã nói câu này với con cái của họ. Các chuyên gia tâm lý gọi đây là "ngôn ngữ xúc phạm".

    Những câu nói như vậy thường không khiến trẻ thay đổi theo chiều hướng tốt hơn mà ngược lại còn mang đến cho con những tác động tiêu cực về mặt tâm lý. Dần dần, trẻ sẽ chấp nhận việc bản thân không giỏi bất cứ thứ gì và mặc định là do bản thân kém cỏi.

    Một cuộc điều tra năm 2008 về tâm lý giáo dục gia đình ở Trung Quốc cho thấy nhiều bậc cha mẹ vô tình khiến con trở nên tự ti. Khi đứa trẻ tỏ ra yếu kém, việc cha mẹ tiếp tục phủ nhận điểm yếu càng củng cố hình ảnh "kẻ thất bại" của đứa trẻ.

    "Con thật lắm chuyện"

    Trẻ nhỏ không giỏi kiểm soát cảm xúc, hành động của bản thân. Đôi khi, những lần trẻ khóc, giận dữ khiến cha mẹ mệt mỏi, khó chịu. Nhiều cha mẹ sẽ nói "con thật lắm chuyện" như một cách để yêu cầu trẻ giữ bình tĩnh.

    Tuy nhiên, các chuyên gia tâm lý cho rằng cách nói này sẽ vô tình bác bỏ cảm xúc thật của trẻ. Trẻ thường tìm đến cha mẹ để bày tỏ và học cách quản lý cảm xúc. Nếu cha mẹ cho rằng cảm xúc của trẻ là ngớ ngẩn, các em sẽ dần coi nhẹ tâm trạng, suy nghĩ của bản thân và người khác, theo Best Life.

    "Đi đi, sau này đừng trở lại"

    nhung cau cha me noi voi con luc tuc gian se khien chung ton thuong nhieu phu huynh thuong mac phai1

    Tất cả những đứa trẻ đều có nỗi sợ bố mẹ không yêu mình, không thích mình, thậm chí không bao giờ muốn mình nữa. Điều này còn khiến đứa trẻ sợ hãi hơn là đánh chúng.

    Con cái có tình cảm gắn bó tự nhiên với cha mẹ. Theo lẽ tự nhiên, những đứa trẻ có mối quan hệ thân thiết với cha mẹ sẽ có cảm giác an toàn. Ngược lại, nếu đứa trẻ luôn lo lắng rằng cha mẹ không thương mình thì cảm giác an toàn sẽ bị giảm xuống. Do đó, trẻ có thể che giấu con người thật và kìm nén cảm xúc giống như một cách để tự vệ.

    "Sao con không thông minh như anh (chị) con chứ"

    Nếu bạn có thói quen so sánh bé với anh (chị) mình, bé sẽ dần hình thành tâm lý bi quan, mặc cảm hoặc cáu kỉnh, khó chịu. Giáo sư tâm lý Joe Elliott (Đại học tổng hợp Durham – Hoa Kỳ) khẳng định: "Nếu bạn cố gắng so sánh khiếm khuyết của bé với ưu điểm của các bé khác, bé sẽ nghĩ rằng bản thân mình không bao giờ khắc phục được những yếu điểm đó và không thể trở nên hoàn thiện trong mắt bạn được. Khi đã bị tổn thương, thậm chí, bé sẽ không muốn cố gắng để đạt được những hành vi tốt nữa".

    "Tại sao bạn đó không đánh người khác đi mà chỉ có đánh con?"

    Khi cha mẹ nói với trẻ như vậy, ngụ ý rằng trẻ bị đánh vì có lỗi. Đứa trẻ đang rất buồn, cần được an ủi và bảo vệ nhưng cha mẹ lại phủ nhận hết cảm xúc của chúng.

    Điều này sẽ khiến trẻ hình thành suy nghĩ, bất cứ khi nào có chuyện gì tồi tệ xảy ra, đó là do lỗi của mình. Hậu quả là trẻ bất an, thiếu tự tin, nhạy cảm quá mức, thậm chí lần sau có bị bắt nạt cũng không dám nói với cha mẹ.

     Thùy Dung (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nhung-cau-cha-me-noi-voi-con-luc-tuc-gian-se-khien-chung-ton-thuong-nhieu-phu-huynh-thuong-mac-phai-a612368.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan