Tsewang Paljor a.K.a, Shriya Shah–Klorfine, Hannelore Schmatz… là những nhà thám hiểm đã chinh phục đỉnh Everest và không có cơ hội kể lại hành trình của mình.
Một lần trong đời được đứng trên nóc nhà của thế giới, đỉnh Everest là mong muốn của biết bao nhà thám hiểm trên thế giới.
Chinh phục đỉnh Everest là mong muốn của nhiều nhà thám hiểm |
Theo đó, để chinh phục đỉnh núi cao nhất thế giới này, các nhà thám hiểm phải vượt qua muôn vàn gian nan thử thách từ việc chống chọi với cái lạnh thấu sương của tuyết, cái rét buốt của từng cơn gió hay cả việc khó khăn khi thở.
Và cũng chính những khắc nghiệt này mà nhiều nhà thám hiểm đã không có cơ hội kể lại cuộc hành trình của mình vì mãi nằm lại nơi nóc nhà thế giới.
Những tấm ảnh về những cái chết đầy ám ảnh của các nhà thám hiểm, những người đã mãi bỏ lại tuổi trẻ của mình trên đĩnh núi cao heo hút ấy khiến nhiều người đau xót.
George Mallory
George Mallory tử nạn vào năm 1924 nhưng đến năm 1999 thi thể của anh mới được tìm thấy. |
Là người leo núi đầu tiên đặt ra mục tiêu chinh phục đỉnh Everest, George cuối cùng đã phải bỏ mạng tại đỉnh núi này vào năm 1924. Anh đã mãi nằm nơi cô đơn lạnh lẽo ấy cho đến năm 1999 thi thể của anh mới được tìm thấy.
Nếu may mắn sống sót có lẽ anh đã trở thành người đầu tiên đặt chân lên đỉnh Everest.
Tsewang Paljor a.K.a (Giày xanh)
Giấc ngủ ngàn thu của nhà thám hiểm người Ấn Độ |
Tấm ảnh nổi tiếng nhất phải kể đến là tấm hình chụp lại cái chết tưởng chừng như giấc ngủ của một nhà leo núi người Ấn Độ, anh được biết đến với cái tên Giày xanh.
Nhà thám hiểm này mất khi đang trên đường thực hiện sứ mệnh trở thành một trong những người Ấn Độ đầu tiên đặt chân lên đỉnh Everest.
Đội của anh đã bị mắc kẹt trong trận bão tuyết thảm khóc trên đỉnh Everest năm 1996. Anh đã bị lạc khỏi nhóm và phải đấu tranh để sinh tồn một mình trong cơn bão, và cuối cùng, anh đã trút hơi thở cuối cùng trên đỉnh núi cô đơn này. Kể từ đó, thi thể của anh được những nhà leo núi khác dùng để làm mốc đánh dấu khoảng cách họ tới đỉnh là bao xa.
Shriya Shah–Klorfine
Vào năm 2012, sau khi đặt chân lên nóc nhà của thế giới, cô gái mang tên Shriya Shah–Klorfine đã ở lại đó trong vòng 25 phút để ăn mừng cho chiến thắng của mình. Nhưng phút giây tận hưởng chiến thăng cũng chính là thời khắc cuối cùng của cô ở thế giới này. Do thiếu oxy và kiệt sức trên đường quay trở lại mà cô đã hi sinh.
Hiện tại thì thi thể của cô vẫn còn nằm lại nơi đó, cách đỉnh Everest 300m với quốc kỳ Canada trên lưng.
Francys Astentiev
Francys Astentiev mất vào năm 1999 khi cô đang leo núi cùng với chồng của mình. Hai người đã lạc nhau, trong lúc tìm kiếm, chồng cô đã ngã xuống vách núi và chết, còn cô thì cũng qua đời vì không chịu nổi cái lạnh khắc nghiệt của đỉnh núi này. Thi thể của chồng cô đã được tìm thấy vào cuối năm 2000. Hai nhà leo núi trong nhóm của Francy đã quay trở lại Everest vào năm 2007 và đã cẩn thận đặt một lá cờ lên thi thể của cô, họ hy vọng cô sẽ có một nơi an nghỉ tốt hơn.
Hannelore Schmatz
Có lẽ vì mệt mỏi khi phải tìm đường trở về với nhóm của mình nên cô gái ấy đã tựa lưng vào một tảng đá để nghỉ ngơi. Thế nhưng cô không hề biết rằng đây cũng chính là giấc ngủ ngàn thu của mình. Cơ thể của cô gái này đang trong quá trình phân hủy nhưng rất chậm do nhiệt độ trên đỉnh núi quá thấp.
Thông thường những nạn nhân xấu số này hoàn toàn không được chôn cất một cách đàng hoàng, không phải vì cách đội cứu trợ không muốn, mà là do điều này nằm ngoài khả năng của họ. Nơi họ chết, “Vùng tử thần’’ là nơi mà áp suất không khí cao gấp 3 lần dưới biển cho nên việc để đưa những cái xác này ra khỏi đó là một việc hết sức tốn kém cũng như ẩn chứa vô số rủi ro.
Ngoài những nạn nhân xác định được danh tính, trên đỉnh Everest còn có những trường hợp là người vô danh không thể xác định được danh tính. Họ mãi mãi nằm lại trên đỉnh núi một cách cô đơn khi mà không ai có thể xác nhận họ là ai và đã nằm lại ở đây từ khi nào.
Tổng hợp