+Aa-
    Zalo

    Nhìn lại cơn bão Linda- thảm họa kinh hoàng khiến 3.000 người chết và mất tích

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Cách đây 20 năm, cơn bão số 5 (tên quốc tế là bão Linda) bất ngờ và "dị thường" đổ bộ vào Nam Bộ khiến hơn 3.000 người thiệt mạng và mất tích.

    Cách đây 20 năm, cơn bão số 5 (tên quốc tế là bão Linda) bất ngờ và "dị thường" đổ bộ vào Nam Bộ khiến hơn 3.000 người thiệt mạng và mất tích.

    Vào đêm 31/10/1997, vùng áp thấp ở khu vực nam Biển Đông mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới với sức gió cấp 6-7, di chuyển theo hướng Tây. Đến trưa 1/11/1997, áp thấp nhiệt đới cách Côn Đảo khoảng 600km về phía đông chếch nam và mạnh dần lên thành bão- cơn bão số 5 có tên quốc tế là Linda.

    Bão Linda di chuyển với tốc độ 20km/h, mạnh lên cấp 8-10, gió giật cấp 10.

    Vào trưa ngày 2/11/1997, tâm bão Linda đi qua phía nam của Côn Đảo với sức gió đạt cấp 10, giật cấp 12. Tối 2/11/1997, bão Linda đi vào vùng bờ biển Cà Mau, Bạc Liêu và đổ bộ vào đất liền với sức gió mạnh nhất đạt cấp 8, cấp 9. Sáng 3/11/1997, bão Linda đi sang vùng biển Cà Mau- Kiên Giang và đi về phía tây vịnh Thái Lan.

    Cơn bão Linda khiến 3.000 người chết và mất tích. Ảnh minh họa

    Cơn bão Linda đi qua đã gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản, đặc biệt trên địa bàn tỉnh Cà Mau. QQua thống kê, bão Linda gây thiệt hại 7.200 tỷ đồng cho 21 tỉnh thành phố khu vực Nam Bộ, khiến 778 người chết, 2.123 người mất tích, 1.232 người bị thương, 107.892 ngôi nhà bị sập. Trong đó riêng tỉnh Cà Mau có 128 người chết, 1.164 người mất tích và 601 người bị thương; làm sập, hư hỏng hơn 160.000 căn nhà và nhiều cơ sở vật chất khác; tổng giá trị tài sản thiệt hại thời điểm đó là trên 2.700 tỷ đồng.

    Bão Linda là cơn bão lớn đầu tiên người dân Nam Bộ phải đối mặt và cũng là cơn bão ám ảnh họ suốt cả cuộc đời. Được biết, những dự báo về cơn bão lịch sử này đã được đưa ra, nhưng không nhiều người tin đó là sự thật.

    Nguyên Bộ trưởng Bộ NNPTNT- Trưởng Ban chỉ đạo phòng chống lũ lụt Trung ương Lê Huy Ngọ cho hay, cơn bão Linda bất ngờ và "dị thường" đến mức đổ bộ vào Cà Mau- "vàng đất hàng trăm năm không có bão". Chính vì thế, người dân, thậm chí cả cán bộ, chính quyền địa phương ở đây cũng không thể tin rằng, cơn bão lịch sử Linda lại gây ra một thảm họa kinh hoàng như vậy.

    Anh Trần Văn Cò (Cà Mau) thắp hương cho 3 anh, em ruột mất tích trong cơn bão Linda. Ảnh: VnExpress

    Ông Lê Huy Ngọ kể lại, thời điểm đó, được nhận định bão Linda rất mạnh, ông đã chỉ đạo thành viên BCĐ Trung ương PCTT gọi điện đến tất cả các lãnh đạo địa phương trong đó để cảnh báo, nhưng họ đều nói “trong đây làm gì có bão mà ngoài đó cứ hốt hoảng với bão”. Trong khi đó, bão Linda đi ở vĩ tuyến rất thấp, sát với bờ biển, sát với vùng đánh cá, sát với vùng sinh sống của người dân.

    Nguyên Bộ trưởng Lê Huy Ngọ cùng đoàn công tác của BCĐ đã bay đến Côn Đảo để kiểm tra tình hình và bàng hoàng trước cảnh tượng trên 2.300 người bị bão đánh dạt trên bờ, hàng trăm tàu thuyền bị đánh chìm. Ngày hôm sau, khi lực lượng chi viện tiếp cận, giải cứu được 700 người đang kẹt lại Côn Đảo.

    Nguyên Bộ trưởng Bộ NNPTNT  Lê Huy Ngọ khẳng định: Làm công tác phòng, chống bão là phải lăn vào vùng bão, chủ động, quyết liệt, không thể “nghe điện thoại rồi chỉ đạo”.

    20 năm trôi qua, người dân Nam Bộ vẫn bị ám ảnh bởi những gì cơn bão đã gây ra. Tại những địa phương có nhiều người chết và mất tích, tượng đài Linda đã được xây dựng để tưởng niệm các nạn nhân của cơn bão.

    Hoàng Yên (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nhin-lai-con-bao-linda--tham-hoa-kinh-hoang-khien-3000-nguoi-chet-va-mat-tich-a207335.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan