Nghề nhiếp ảnh khỏa thân đang trở nên thịnh hành trong mắt giới trẻ hiện nay, nhưng đằng sau đó là những câu chuyện mà ít người để ý tới. Thu nhập không đáng kể, gặp phải những cám dỗ hay đối mặt với những định kiến... đó chính là những câu chuyện thường ngày mà người nhiếp ảnh gia gặp phải.
Chụp ảnh khỏa thân là công việc nhạy cảm, trải qua nhiều công đoạn và khá phức tạp nhưng nhận lại được không đáng là bao, thường xuyên gặp phải những cám dỗ... Thế nhưng, tất cả không là gì một khi niềm đam mê với nghệ thuật trỗi dậy và vượt lên tất cả.
Thu nhập ít, chụp ảnh chỉ vì đam mê
Nhiều người vẫn nghĩ, tạo nên một bộ ảnh khỏa thân, được hàng loạt những lời tán dương thì chắc chắn sẽ đi đôi với những khoản thu nhập trong mơ nhưng thực tế lại không như vậy. Nhiếp ảnh gia Lê Hồng Tuấn (Hà Nội), một nhiếp ảnh gia nổi tiếng trong giới chia sẻ cho phóng viên về số tiền phải bỏ ra cho mỗi lần chụp: "Kinh phí để chi ra cho mỗi tác phẩm rất nhiều từ tiền thuê xe, trang điểm, ăn, ngủ, đi lại, ngoài ra còn có chi phí đi máy bay nếu phải đi tới những địa điểm xa...", chưa kể còn phải bỏ tiền ra bồi dưỡng cho người mẫu mà mình chụp cũng như phải đầu tư hàng chục triệu đồng cho các loại máy ảnh, ống kính đắt tiền thì bộ ảnh mới có được một chất lượng tương xứng.
Thường thì nếu chụp ảnh cho các khách hàng tìm đến các nhiếp ảnh gia vì mục đích thương mại thì thù lao cũng không hề cao, chỉ khoảng 4 triệu đồng. "Tôi là người đã có nhiều kinh nghiệm, thâm niên trong nghề mà thù lao mỗi lần chụp còn ít như vậy thì thu nhập của nhiếp ảnh trẻ chắc chắn sẽ ít hơn đáng kể" - anh Tuấn chia sẻ tiếp với phóng viên.
Ngoài công đoạn chụp hình, lại còn phải bao thêm luôn cả phần chỉnh sửa hậu kỳ rất tốn nhiều thời gian, vậy nên theo nhiếp ảnh gia Hồng Tuấn thù lao này có phần bèo bọt và không xứng đáng với những gì mình bỏ ra.
Anh Tuấn tiếp tục so sánh với các nhiếp ảnh gia trên thế giới: "Họ có thể có khoản thu nhập lên tới 7000 USD mỗi lần chụp, tự tin trang trải cuộc sống với niềm đam mê của mình, điều này là không thể nếu ở Việt Nam..."
Vậy nên, nhiếp ảnh gia Hồng Tuấn cũng như những người làm nghề chân chính khác, chụp ra những bức ảnh như vậy chỉ vì niềm đam mê với nghệ thuật là chính, thu nhập đối với họ chỉ cái gì đó rất nhỏ mà thôi.
Gặp phải những tình huống khó đỡ khi làm nghề
Đằng sau những bức ảnh lột tả vẻ đẹp trần trụi là không ít những câu chuyện bi hài đằng sau đó. Chuyện bi hài có thể bắt nguồn từ cả hai phía: những người mẫu ảnh nude và các tay “phó nháy nghiệp dư”. Chẳng hạn như câu chuyện mà người mẫu đã bắt gặp được kẻ đã lợi dụng cô mà nhiếp ảnh gia Lê Hồng Tuấn thuật lại cho phóng viên: "Tôi từng rủ một cô người mẫu có gốc Tây ra bãi rác Mỹ Đình để cùng cô ấy chụp một bộ ảnh từ ý tưởng cái lò gạch cũ trong truyện Chí Phèo ngày xưa. Nhưng ai ngờ lại gặp Chí Phèo đi ngang qua nơi chụp thật, cậu này vốn là người quen của tôi...". Anh Hồng Tuấn và bạn đang trò chuyện vui vẻ thì bỗng nhiên cô người mẫu kia bắt gặp, thế là nổi điên lên và cầm gạch rượt đuổi người bạn kia.
Anh Tuấn phải ngay chóng đứng ra cản lại cô người mẫu, nói: "Em bị làm sao thế, sao lại đuổi đánh bạn anh??". Lúc này cô người mẫu mới khóc sướt mướt, thuật lại cho mọi người biết hóa ra anh bạn kia là tay lừa đảo, giả làm Việt Kiều mời cô này đi chụp ảnh khỏa thân rồi tiện thể lừa tình, "lên giường" với người ta luôn. Sau đó còn làm trò hèn hạ, bỏ mặc người ta ở khách sạn một mình, lén chuồn về từ sáng sớm. "Hôm đó em còn chẳng còn tiền trả khách sạn nữa cơ...", nhiếp ảnh gia kể lại bằng giọng hài hước.
Hài hước là vậy thế nhưng nhiếp ảnh gia Hồng Tuấn cũng tỏ ra không đồng tình với cách xử sự của cậu bạn: "Đó, các bạn trẻ hành trang, kỹ thuật không có, đã vậy còn thích xưng danh nghệ sĩ lừa tình lẫn tiền của người ta, làm vậy tệ quá, thảo nào người ta có định kiến với nghề là phải..."
Ngoài ra, vài năm gần đây khi mạng xã hội Facebook phát triển ở Việt Nam, các hội nhóm phó nháy với người mẫu mọc lên như nấm sau mưa thì chính anh Tuấn cũng gặp phải tình cảnh bị ghen ghét như: "Tôi cứ tải một bức ảnh lên thì lại bị quản trị viên lặng lẽ xóa đi. Về sau có hỏi thì họ có nói là: Sợ anh chụp giỏi quá nên vào đây các người mẫu họ bỏ hết bọn em theo anh. Sợ ảnh hưởng tới nồi cơm của họ...". Thấy vậy, anh trả lời thẳng luôn: "Con mình sinh ra còn chẳng giữ được, các bạn có nuôi người mẫu cả đời đâu? Họ thích làm việc cùng ai thì đó là việc của họ, liên quan gì tới việc chụp giỏi hay không, tại sao các bạn lại có suy nghĩ vậy nhỉ?". Nhiều nhiếp ảnh tỵ nạnh với nhau thì nhiều mà giúp đỡ nhau thì ít, điều này rõ ràng là không ổn, nó kéo lùi sự phát triển của cả một cộng đồng.
Cần phải biết giới hạn bản thân mình